Khoảng 2 năm trước, các hãng hàng không có thể nợ nhiều, nhưng không đáng lo ngại bởi các chủ cho thuê tàu bay sẽ không đòi lại tàu bay do nhu cầu cho thuê không cao. Các hãng hàng không Việt đang đứng trước một cuộc khủng hoảng vô cùng kinh khủng…
Nhưng hiện tại, dịch vụ cho thuê tàu bay rất “nóng”. Do đó, nếu tình hình các hãng hàng không không cải thiện được thì rất dễ bị thu hồi tàu bay, thậm chí còn bị các chủ nợ kiện ra tòa.
Câu chuyện giữ hay bỏ, hay tăng trần giá vé máy bay đã gây ra nhiều tranh cãi từ lâu. Hồi tháng 6/2022, do giá nhiên liệu tăng cao, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines đồng loạt đề nghị nới giá trần, thậm chí bỏ giá trần vé máy bay.
Từ các kiến nghị của doanh nghiệp, Cục Hàng không đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa mức bằng thời điểm năm 2014, tăng trung bình 3,75% so với khung giá hiện hành. Đáng chú ý, đây là lần thứ ba trong 3 tháng cơ quan này đưa ra đề xuất trên. Ngay sau đề xuất, dư luận xuất hiện không ít ý kiến trái chiều, trong đó có những ý kiến không đồng tình. Thậm chí, có ý kiến đề xuất không nên can thiệp vào thị trường bằng quy định giá sàn hay giá trần, Cục Hàng không cần bỏ quy định về giá trần và không nên quy định giá sàn.
Theo khung giá vé máy bay đang được áp dụng, giá vé máy bay tối đa cho nhóm đường bay phát triển kinh tế – xã hội dưới 500km sẽ là 1,6 triệu đồng/lượt, nhóm đường bay khác dưới 500 km là 1,7 triệu đồng/lượt; 500-800 km, mức giá vé tối đa là 2,2 triệu đồng/lượt; 850 km – dưới 1.000 km có giá 2,79 triệu đồng; 1.000 – dưới 1.280 km giá 3,2 triệu đồng; từ 1.280 km trở lên giá 3,75 triệu đồng/vé/chiều.
Phát biểu trên của TS Lương Hoài Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghệ du lịch Gotadi, tại tọa đàm “Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt” do Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam tổ chức chiều 24/2.
Theo ông Nam, ngành hàng không Việt “không có màu hồng”, các doanh nghiệp đang ngập ngụa trong nợ nần, chẳng hạn Vietnam Airlines báo lỗ 8.743 tỷ đồng trước thuế, trong khi Vietjet Air cũng lỗ đến 1.780 tỷ đồng.
Về nguyên nhân khiến ngành hàng không Việt chưa thể “cất cánh”, theo TS Cấn Văn Lực, có 5 yếu tố gồm dịch bệnh; rủi ro về suy thoái kinh tế; cảng hàng không quá tải, cản trở năng lực hàng không; cạnh tranh giữa các hãng ngày càng khốc liệt và mạnh mẽ; giá nguyên nhiên liệu, chi phí đầu vào, lãi suất tăng cao trong khi cơ chế điều hành đã cũ.
Ông kiến nghị một số vấn đề như giãn, hoãn thuế, kiểm soát tốt giá xăng dầu, thúc đẩy du lịch… Một kiến nghị mà ông Lực nhấn mạnh là nên bỏ trần giá vé máy bay nhưng có điều kiện. Ông lý giải Việt Nam đã hội nhập. Việc bỏ trần giá vé máy bay nhằm tăng thu hút đầu tư cho lĩnh vực này; giá cả và các yếu tố cấu thành giá hàng không thay đổi rất nhanh; thị trường hàng không có sự cạnh tranh rất lớn.
Ngoài ra, các hãng cần tập trung giải quyết câu chuyện chất lượng dịch vụ bay phải xứng đáng với số tiền hành khách bỏ ra, đồng thời có nhiều phân khúc giá để người dân lựa chọn. Việc quản trị về giá vé cũng cần phải minh bạch hơn nữa.
Đồng quan điểm, TS Lương Hoài Nam cho rằng sự duy trì giá trần vé máy bay cho đến nay là sự vô lý, cần phải chấm dứt. Ông cho rằng trên thế giới hiện nay không còn nước nào quản lý bằng giá trần, mà đa phần để các hãng tự do.
Việc áp trần giá vé máy bay, theo ông Nam, tước đi cơ hội tăng doanh thu của các hãng hàng không, đặc biệt ở giai đoạn cao điểm. Ngoài ra, giá trần vô hình chung làm kìm hãng sự tăng trưởng của thị trường nội địa.
Ông Nam phân tích sự tăng trưởng của thị trường nội địa không phụ thuộc vào tăng trưởng của thị trường nội địa bởi có những đối tượng không chịu ảnh hưởng bởi giá. Sự tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều hay ít giá vé rẻ, và việc áp giá trần làm vé rẻ ít đi, kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường nội địa. Do đó, Nhà nước cần bỏ trần giá vé máy bay nội địa và để thị trường quyết định.
Trước câu hỏi có nên tồn tại giá trần vé máy bay hay không, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Kinh tế Quốc dân, đi tìm sự khác nhau giữa giá cả dịch vụ hàng không với giá hàng hóa thông thường. Theo ông, giá hàng hóa thông thường đã được niêm yết giá và có thể mặc cả được, còn vé máy bay phải khi mua mới biết giá (phụ thuộc vào thời điểm). Giá cả dịch vụ hàng không phải xét theo cấu trúc tạo nên, với chi phí biến động rất nhiều và khó kiểm soát: biến động tỷ giá, nhân công, nhiên liệu…
“Chúng ta nên tuân thủ luật quốc tế hiện nay, rất ít nước còn áp trần giá vé máy bay. Sớm hay muộn chúng ta nên bỏ giá trần, thay vào đó là công thức tính giá để tạo được một khung giá rộng. Trên phương diện kinh tế, hàng không là loại hình không thay đổi được, ví dụ tuần có 3 chuyến bay, do những đặc thù vậy, cơ chế quản lý giá lĩnh vực hàng không cũng cần có yếu tố đặc thù”, ông Đạt nói.
Tổng Hợp
(Dân Trí)