Qua sự việc tố cáo vừa rồi chúng ta mới được biết, trong vài năm gần đây các thành viên của gia đình Tân Hiệp Phát mạnh tay thu gom nhiều khu đất vị trí đẹp thông qua đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng.
Với “núi tiền mặt” của mình, nếu muốn, nhà Tân Hiệp Phát cũng có thể trở một địa chỉ “vay nóng” tiềm năng, bên cạnh cách làm truyền thống là gửi tiết kiệm ở ngân hàng – an toàn, hợp pháp nhưng lãi suất lại hạn chế.
Trong quá khứ, hoạt động điều tra xét xử đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) từng phát lộ chuyện đại gia Phạm Công Danh, trong quá trình thu xếp vốn để thâu tóm VNCB, cũng đã phải tìm đến ông Trần Quí Thanh để vay tiền.
Động thái gom quỹ đất quy mô lớn ngay đầu năm 2020 của nhà Tân Hiệp Phát là minh chứng rõ nét cho những gì ông chủ Tập đoàn này đang hướng đến lĩnh vực bất động sản. Được biết, trong vài năm gần đây, các thành viên của gia đình Tân Hiệp Phát mạnh tay thu gom nhiều khu đất vị trí đẹp thông qua đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng.
Ông Trần Quí Thanh rất ít khi đứng tên sở hữu phần vốn góp trong các công ty thuộc hệ thống Tân Hiệp Phát mà hầu hết do vợ – bà Phạm Thị Nụ và 2 con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đứng tên.
Như vậy chỉ trong chưa đầy 1 tháng, có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng.
Bên cạnh những công ty có vốn tương đối lớn được thành lập gần đây, từ đầu năm 2018 đến nay gia đình ông Thanh cũng thành lập cả chục công ty khác. Một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng (772 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản TQT (50 tỷ đồng) do ông Trần Quí Thanh sở hữu 99,9% vốn.
Mở màn là vào đầu năm 2018, gia đình ông Trần Quí Thanh đã thành lập công ty mua bán nợ VNAMC. Hai cổ đông lớn nhất là bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương, hai con gái của Chủ tịch Tân Hiệp Phát.
Tháng 6/2018, ông Trần Quí Thanh xuất hiện trong vai trò thành viên ban chấp hành câu lạc bộ bất động sản TP.HCM, chia sẻ ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các hội viên khi họ thiếu vốn cho các dự án.
Tiếp thêm sức mạnh để phục vụ cho tham vọng trong lĩnh vực mới, chỉ từ ngày 18-24/4/2019, bà Trần Uyên Phương đã thành lập liên tiếp 10 công ty với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ nắm giữ 0,05%.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, có ít nhất 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản đã được thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng.
Bên cạnh việc chuẩn bị tiến quân vào mảng bất động sản, Tân Hiệp Phát cũng rút bớt vốn khỏi mảng đồ uống nhưng cơ cấu sở hữu vẫn giữ nguyên.
Mới nhất, bà Trần Ngọc Bích – con gái thứ hai của nhà Tân Hiệp Phát đã trúng đấu giá quyền sử dụng 9.995m2 đất tại huyện Côn Đảo với giá hơn 80 tỷ đồng cùng 2ha đất tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với giá 170 tỷ đồng. Như vậy 2 khu đất vào tay nhà Tân Hiệp Phát với tổng trị giá là 250 tỷ đồng.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, ông Trần Quý Thanh cũng tham gia và trúng đấu giá khu đất 18.000m2 giữa thành phố Vũng Tàu với giá 394 tỷ đồng.
Được biết, khu đất 9.995m2 có mục đích sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ, thời hạn cho thuê đất là 50 năm. Khu đất được sử dụng để xây dựng khu du lịch, nhà nghỉ theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Và khu đất 2ha với mục đích sử dụng là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất và thời hạn cho thuê đất là 50 năm kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.
Theo thông tin tra cứu, từ giữa năm 2019 đến nay nhà Tân Hiệp Phát đã nắm trong tay tổng cộng 3 khu đất với quỹ đất gần 48.000m2 (4,8ha) tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng số tiền bỏ ra là 644 tỷ đồng. Liên quan đến quỹ đất đang sở hữu, ông Thanh từng “úp mở” chia sẻ chuyện Tập đoàn đã sở hữu quỹ đất lớn, đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặc dù không tiết lộ cụ thể quy mô quỹ đất hiện có nhưng theo như lời ông Thanh thì chỉ nói riêng 4 nhà máy đã có khoảng 160ha cả trong và ngoài khu công nghiệp.
Sau sự việc Thiếu tướng Đỗ Văn Hoành vừa ra văn bản chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra sự việc một công ty tại Đồng Nai tố cáo bà Trần Uyên Phương – Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, ái nữ đại gia Trần Quí Thanh, chiếm đoạt phần vốn góp của công ty này.