Sau khi bỏ giãn cách, thị trường bất động sản phía Nam đang dần sôi động trở lại, song theo chia sẻ của các doanh nghiệp, khó khăn của thị trường vẫn chưa hoàn toàn được tháo gỡ. Nhiều danh nghiệp vẫn chờ luật để khơi thông dự án còn lại một số doanh nghiệp bất động sản không thể bật lên sau dịch…
Báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, quá trình triển khai Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc. Do đó, Sở Xây dựng kiến nghị Bộ Xây dựng cần hướng dẫn việc thực hiện lựa chọn chủ đầu tư đối với các trường hợp nhà đầu tư sở hữu hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu đất có mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đã được cơ quan có thẩm quyền xác định là đất ở trong đồ án quy hoạch được phê duyệt.
Riêng với các dự án nhà ở thương mại đã có quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã và đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, Sở kiến nghị xác định giá trị thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất làm cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện hoặc bổ sung nghĩa vụ tài chính về đất để tiếp tục triển khai thực hiện dự án. hiện TP.HCM vẫn có 173 dự án nhà ở thương mại mà chủ đầu tư đã có quyền sử dụng đất, nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư (gồm 126 dự án trong giai đoạn 2015 – 2018 và 47 dự án năm 2020). Nếu được tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục, công nhận chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án thì sẽ tạo được nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước.
Từ đầu năm 2021 đến nay, mức độ hấp thụ trên thị trường rất thấp. Mặc dù lượng cung đến từ những dự án cũ cũng như lượng hàng tồn kho khá dồi dào. Nguyên nhân là do một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực đang đổ dồn về thị trường khác như chứng khoán,…
Theo các chuyên gia, so với những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đại dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản có sự khác biệt đáng kể. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, bất động sản là một trong những ngành chịu tác động và thiệt hại nặng nề. Thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh, thành gần như đóng băng, hầu hết hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản thứ cấp… không thể diễn ra.
Khi nền kinh tế tăng trưởng thấp, nguồn vốn tái đầu tư cho bất động sản sẽ giảm mạnh, lượng cầu và cung đều giảm khiến thị trường bất động sản giảm giá mạnh do hiện tượng bán tháo từ những nhà đầu tư bị áp lực dòng tiền, lãi vay… Bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp không thể thanh khoản và thoát hàng khiến thị trường rơi vào trạng thái trì trệ, thậm chí có thể dẫn đến đóng băng. Nếu kịch bản xấu này xảy ra, chúng ta phải mất một thời gian rất dài để có thể đưa thị trường trở lại ổn định, chứ chưa nói đến sôi động.
Thị trường sẽ chứng kiến sự thanh lọc các chủ đầu tư về năng lực phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng. Những đô thị biển quy mô lớn, nhiều tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm sẽ là xu hướng bất động sản nghỉ dưỡng trong thập niên tới. Đặc biệt, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam nhiều khả năng sẽ hồi phục nhanh hơn các quốc gia khác do đạt được yếu tố an toàn nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hơn nữa lại có khoảng cách gần với các nguồn du khách lớn và đà tăng trưởng tốt trong quá khứ.
Bên cạnh hai xu hướng trên, thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận dòng tiền hướng tới các sản phẩm nhà ở xã hội, chung cư bảo đảm chất lượng và tiện ích, đất thổ cư và nhà riêng có giấy tờ hợp pháp và địa điểm đắc địa. Các căn hộ chung cư sẽ có sức hấp dẫn nhiều nhà đầu tư hơn nhà ngõ, hẻm nhỏ, do nhu cầu tiện ích và chất lượng sống của người tiêu dùng trẻ ngày càng có xu hướng nâng lên.
Qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19 ở nước ta, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn. Hiện có tới hơn 80% sàn giao dịch bất động sản không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp. Thực tế cho thấy, cùng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản đã phải hứng chịu hàng loạt khó khăn như doanh thu sụt giảm, giá vật liệu xây dựng leo thang… Trong khi đó, để phòng, chống dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khiến doanh nghiệp phải tạm ngưng kế hoạch ra hàng hoặc dừng thi công dự án, ảnh hưởng lớn tới tiến độ xây dựng, bàn giao sản phẩm… Doanh thu giảm sút nghiêm trọng, song hằng tháng, doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng văn phòng, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền thuế… Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh, tái cơ cấu, thậm chí thu hẹp hoạt động.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)