Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tốt nên người dân tích cực trong việc đầu tư BĐS nhưng cơ bản dịch bệnh vẫn còn, vắc xin mới xuất hiện và cần thời gian để kiểm chứng.
Có một thực tế đã và đang xảy ra với doanh nghiệp BĐS tại khu vực trung tâm là thời gian tạo lập dự án khá dài, mất từ 3 – 5 năm để có được đất sạch, đầy đủ pháp lý và sẵn sàng đưa ra thị trường.
Trong khi đó, dự án ở khu vực tỉnh lân cận dù quãng đường di chuyển xa nhưng với điều kiện kết nối giao thông ngày một thuận tiện, tốc độ để ra mắt sản phẩm nhanh hơn, nguồn cầu mới đến từ khu vực vùng ven trung tâm… đã trở thành những lực hút ly tâm, đẩy dòng vốn đầu tư dịch chuyển.
Yếu tố tích cực được chỉ ra là thị trường các tỉnh vùng ven giúp doanh nghiệp đa dạng được rổ hàng, có thêm sản phẩm mới, tiếp cận được nhóm khách hàng mới và đặc biệt là đứng trước cơ hội mở rộng thị phần, tăng nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, giá các sản phẩm ở tỉnh thường ‘mềm’ hơn khu vực trung tâm, là lợi thế để chủ đầu tư cấu trúc từ sản phẩm đắt đỏ sang vừa túi tiền, và cũng là phù hợp trong bối cảnh khó khăn chung hiện tại.
Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới như Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), kết hợp sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Đồng thời với việc Chính phủ đang xem xét sửa đổi một số Nghị định, nhất là “Dự thảo Nghị định sửa đổi các nghị định thi hành Luật Đất đai”, sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Để những chính sách, Nghị định đi vào thực tế, chính quyền địa phương cần thực hiện quyết liệt trong khâu thực thi pháp luật, tháo gỡ ách tách cho các dự báo thị trường BĐS đến Tết Âm lịch Tân Sửu năm 2021 “dự án đầu tư, dự án nhà ở thương mại”, để hoàn thành “mục tiêu kép” của Chính phủ đề ra: vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế vững chắc.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, đã hoàn thành phần thô 3 dự án với quy mô 2.213 căn hộ, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 9 năm 2020 lên 13.186 căn hộ. Hiện tại, có 5 dự án đang thi công xây dựng với quy mô 4.758 căn hộ dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Điểm sáng của thị trường
Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 8 đến nay, nguồn cung dự án nhà ở đã có dấu hiệu cải thiện. Số liệu của Sở Xây dựng Tp. HCM cho thấy, trong 9 tháng của năm 2020, các dự án nhà ở quy mô nhỏ có 100% đất ở hợp pháp được Sở Xây dựng giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư 11 dự án (tăng 10 dự án, gấp 11 lần so với cùng kỳ 2019); công nhận chủ đầu tư 9 dự án (tăng 9 dự án, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ 2019); chấp thuận đầu tư 24 dự án (tăng 12 dự án, gấp đôi so với cùng kỳ 2019).
Cuối tháng 10/2020, Sở Xây dựng công bố thêm 10 dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn bán nhà hình thành trong tương lai, với 9.147 căn, gồm 8.317 căn hộ nhà chung cư và 830 căn nhà thấp tầng, bổ sung thêm nguồn cung nhà ở trong quý 4/2020.
Trong những năm gần đây, thị trường có sự khan hiếm dự án mới, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hàng loạt dự án bất động sản ở hầu hết địa phương đều phải tạm dừng triển khai để phục vụ việc rà soát.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả năm 2020, trên cả nước có 322 dự án với 110.181 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Bộ Xây dựng cho biết, số lượng nhà ở được chứng nhận đủ điều kiện đưa vào kinh doanh đặc biệt là ở giai đoạn quý I và quý II/2020 tương đối thấp. Trong quý III và quý IV, số lượng nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh tại các địa phương có tăng hơn so với các tháng đầu năm.
Lãnh đạo Bộ này cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thành các chính sách tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, giá thấp.
Qua đó, tạo nhiều nguồn cung nhà ở giá thấp phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân đô thị để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp và điều chỉnh cơ cấu bất động sản nhà ở.
Thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục sôi động do nguồn sơ cấp khan hiếm và thị trường sơ cấp đã thiết lập mặt bằng giá mới. Người mua để ở mặc dù khó tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền trên thị trường sơ cấp nhưng sẽ có nhiều lựa chọn hơn trên thị trường thứ cấp với các căn hộ có tiến độ xây dựng tốt hoặc chuẩn bị bàn giao.
Nhìn rộng hơn về các tỉnh lân cận, nguồn cung khan hiếm tại TP.HCM sẽ buộc người mua tìm kiếm các cơ hội tại Bình Dương, Long An và Đồng Nai. Các thị trường này dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021.