Bối cảnh tiền rẻ tràn ngập, mặt bằng lãi suất giảm về mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, đã khuyến khích không chỉ các doanh nghiệp mạnh dạn tìm kiếm vốn tài trợ qua thị trường trái phiếu, mà còn thúc đẩy các nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân rót tiền vào kênh đầu tư còn khá mới mẻ này.
Kỳ hạn phát hành bình quân năm 2020 là 4,21 năm, dài hơn mức 4,08 năm của năm 2019, cho thấy các doanh nghiệp tích cực phát hành kỳ hạn dài hơn để tận dụng tối ưu mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh trong năm vừa qua.
Có thể nói các con số đều cho thấy thị trường TPDN trong năm 2020 tiếp tục vượt trội và tăng trưởng đều ở mọi mặt so với năm 2019, bất chấp Nghị định 81/2020/NĐ-CP quy định về phát hành TPDN, bắt đầu có hiệu lực ngay từ ngày 1-9-2020 đã hạn chế bớt các thương vụ trong bốn tháng cuối năm 2020.
Một lượng lớn vốn của nhà đầu tư cá nhân dường như đang bị hút sang thị trường cổ phiếu, khi nhìn vào đà bứt phá của các chỉ số chứng khoán trong thời gian qua, cũng như những dự báo về triển vọng tích cực trong dài hạn.
Rõ ràng với tính thanh khoản tốt hơn, dễ phân tích và đánh giá hơn, thị trường cổ phiếu cũng phù hợp hơn với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thay vì là các sản phẩm TPDN phức tạp, rắc rối và kém thanh khoản hơn nhiều.
Không khó hiểu khi từ năm 2019 đến nay hết Bộ Tài chính rồi đến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải nhiều lần phát các công văn cảnh báo, không chỉ liên tục nhắc lại những rủi ro mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể gặp phải, mà ngay cả những nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng cũng được yêu cầu phải hạn chế đầu tư vào TPDN.
Với những rủi ro liên tục được cảnh báo như trên và những yêu cầu nâng cao kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm TPDN, việc nhà đầu tư trở nên thận trọng và ngày càng e ngại hơn cũng không có gì lạ, nhất là khi nhìn vào tình trạng tuột dốc giá trị phát hành kể từ sau khi Nghị định 81 có hiệu lực.
Với môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì và lãi suất cho vay có thể giảm thêm trong năm 2021, các doanh nghiệp cũng không cần phải quá tập trung vào việc phát hành trái phiếu như năm vừa qua.
Các doanh nghiệp không chỉ có thể dễ tiếp cận kênh tín dụng trở lại với lãi suất thấp, mà còn có thể đẩy mạnh phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn khi thị trường chứng khoán đang diễn biến vô cùng thuận lợi.
Sau một năm tăng trưởng nóng, bất chấp những lời cảnh báo rủi ro và tăng cường cơ chế giám sát đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, kênh đầu tư này khó có thể tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong năm 2021.
Dự thảo thông tư này quy định ngân hàng không được mua TPDN phát hành với mục đích cơ cấu lại các khoản nợ, cũng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp có nợ xấu phát sinh trong một năm. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng cần kiểm soát, không mua TPDN khi mục đích sử dụng vốn là để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Tổ chức tín dụng nào có tỷ lệ nợ xấu trên 3% cũng không được mua TPDN.
Sự tăng trưởng nóng của thị trường TPDN chỉ trong thời gian ngắn vừa qua đã khiến nhà điều hành lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn, khi mà không ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong thời gian qua có hiệu quả hoạt động chưa cao, các đợt phát hành ít nhiều chưa đủ mức độ minh bạch, trong khi công tác thẩm định, đánh giá sản phẩm đầu tư còn khá mới mẻ và hạn chế đối với nhà đầu tư cá nhân vì thiếu các tổ chức phân tích, đánh giá.