Các rào cản pháp lý đang được tháo gỡ cùng với thực tế đã có tình trạng khan hiếm nguồn cung sơ cấp tại một số thị trường khiến các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra các giải pháp tháo gỡ trong năm 2020, được đánh giá là sẽ giảm thiểu bớt khả năng này trong năm 2021.
Thị trường đã quan tâm hơn tới các yếu tố về sống “xanh” như sức khỏe, môi trường sống, chất lượng không khí và thuận tiện di chuyển. Do đó, chủ đầu tư cần tạo ra được một môi trường sống khác biệt để có thể tạo nên sức hút cho dự án.
Còn nhớ năm 2020 từng diễn ra “làn sóng” cắt lỗ BĐS sau mỗi đợt dịch Covid-19 bùng phát. Nguyên nhân là do chủ nhà, nhà đầu tư không sinh được dòng tiền từ các tài sản này nên đều muốn đẩy đi để thu hồi lại tiền mặt, tìm kiếm những cơ hội mới.
Cũng có một số chủ sở hữu khác bị gánh nặng về lãi suất ngân hàng. Khi tài chính bị ảnh hưởng khiến nguồn thu nhập và vốn không quay vòng được thì buộc phải đẩy bán gấp.
Giai đoạn hai tính từ năm 2019 đến 2020, thị trường bắt đầu trầm lắng, nguồn cung hạn chế, chính sách tài chính thắt chặt và đặc biệt là sự tác động của dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Nhu cầu nhà ở và số lượng giao dịch của thị trường bị ảnh hưởng rõ rệt bởi đại dịch Covid-19. Một loạt hệ lụy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và đến tất cả các ngành bao gồm cả bất động sản.
Nhu cầu nhà ở bị dồn nén trong 6 tháng đầu năm, thúc đẩy hoạt động thị trường trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cầu trong nước duy trì ổn định hơn, đặc biệt với căn hộ bình dân. Các chủ đầu tư bắt đầu tập trung vào khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Trong báo cáo về triển vọng thị trường nhà ở trong năm 2021, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng xu hướng thị trường sẽ dần được cải thiện, với việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến ngành và đầu tư cơ sở hạ tầng tích cực.
Trong khi đó, lãi suất duy trì ổn định ở mức thấp sẽ tiếp tục hỗ trợ khả năng thanh toán của người mua nhà, với tỷ lệ sử dụng thế chấp tăng.
Cũng theo SSI Research, xu hướng thị trường đang chuyển dịch khỏi các bất động sản liên quan đến ngành du lịch như condotel, biệt thự biển và các điểm nóng có giá quá cao, đồng thời chuyển hướng quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện thành lập các thành phố mới như TP Thủ Đức ở TP.HCM hay thành phố trực thuộc tỉnh cấp 2 và các dự án hạ tầng mới sắp được khởi công xây dựng trong thời gian tới.
Số liệu từ Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho thấy, thời gian qua thị trường BĐS khá trầm lắng, giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%. Tỉ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%, càng tạo thêm áp lực lớn đối với các doanh nghiệp BĐS.
Trong trường hợp đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng trong lâu dài, các chủ đầu tư nhiều dự án sẽ ít nhiều gặp khó khăn về tài chính hoặc cố gắng chờ đợi để có được thời điểm thuận lợi nhất cho việc mở bán.
Trường hợp các đợt tiêm vaccine sớm mang đến hiệu quả trên diện rộng, khách du lịch và chuyên gia quốc tế dần trở lại, các hoạt động kinh tế xuyên biên giới được hồi phục gần như trước dịch thì như một phản ứng dây chuyền, các giao dịch BĐS sẽ sớm trở nên sôi động ở các địa phương gần Tp.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương hay Bình Phước.