Nhiều chuyên gia BĐS chung nhận định, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS Tp.HCM trong những năm qua chính là các điểm nghẽn về pháp lý. Không chỉ thiếu nguồn cung mới, thị trường căn hộ Tp.HCM còn thiếu vắng dự án “sạch”…
Trong bối cảnh chung nguồn cung thị trường giảm mạnh thì lại là cơ hội cho những dự án có đầy đủ pháp lý và hướng đến nhu cầu thực của người dân. Điểm mặt trên thị trường căn hộ Tp.HCM hiện nay khá ít dự án đủ điều kiện chào bán. Vì thế, với các dự án pháp lý đầy đủ các chủ đầu tư đang “tranh thủ” bung hàng ở giai đoạn này.
Nhìn chung số lượng dự bán đủ điều kiện để đưa ra thị trường Tp.HCM sụt giảm mạnh so với trước đây. Theo các chuyên gia và cũng như lãnh đạo doanh nghiệp BĐS, vướng mắc pháp lý về thủ tục đầu tư đã và đang ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thành sản phẩm BĐS ra thị trường. Trong đó, khi pháp lý bị “tắc” sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp BĐS do bị chôn vốn trong dự án, thủ tục pháp lý dang dở, chi phí tài chính ngày càng tăng cao và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Nhìn rộng hơn thì nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm, thị trường bị lệch pha cung cầu ngày càng cao và áp lực gia tăng về giá cả trên thị trường. Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), các nút thắt về pháp lý dự án đã và đang đe dọa thị trường nhà ở, làm teo tóp rổ hàng, đẩy thị trường đến tình trạng khan hiếm sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bất động sản bị đội lên rất cao bất chấp Covid-19.
Theo số liệu từ CBRE, từ năm 2020, số lượng căn hộ chào bán chỉ còn khoảng 15.000 căn ở mỗi thành phố. Số liệu 9 tháng đầu năm 2021 mà CBRE cập nhật sơ bộ đến ngày 23/9/2021 cho thấy Tp.HCM có khoảng 7.500 căn hộ mở bán, giảm khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Con số sơ bộ tại thành phố Hà Nội cũng khoảng 10.000 căn, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng chào bán tại Hà Nội nhỉnh hơn một chút so với Tp.HCM là do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư diễn ra ở TP nặng nề hơn. Tuy nhiên, nhìn chung số lượng sụt giảm khá nhiều ở cả hai thành phố. Tuy nhiên, điều đáng nói, dù nguồn cung sụt giảm nhưng tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức tốt, giá bán sơ cấp vẫn tăng. Tại Tp.HCM, trong quý 2/2022 với hơn 80% số căn chào bán trong, tăng 76% so với quý 1/2021.
Theo Sở Xây dựng TpHCM, sản lượng nhà ở toàn thành phố năm 2020 giảm gần 60% so với 2019, đồng thời cũng là mức thấp kỷ lục trong nửa thập niên qua. Điều đáng quan ngại nhất chính là sản lượng nhà giá rẻ – loại nhà vừa với túi tiền của đại đa số người dân, chỉ còn chiếm 1% rổ hàng trong bối cảnh giá nhà vẫn leo thang bất thường. Còn theo báo cáo quý 2/2021 của Bộ Xây dựng, cả nước chỉ có 69 dự án nhà ở thương mại được cấp phép, bằng 73% so với quý trước và khoảng 21% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo CBRE Việt Nam, mặc dù khả năng chi trả và tổng thu nhập của người mua bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng giá bán trên thị trường sơ cấp tăng ở tất cả các phân khúc. Giá bán căn hộ trung bình ở Tp.HCM trong 9 tháng đầu năm nay là khoảng 2.260 USD/m2 và ở Hà Nội là khoảng 1.500 /m2, tăng 13-14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc vướng pháp lý khiến các chủ đầu tư phải đối diện với nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là dòng vốn đầu tư vay ngân hàng, phải sinh lãi hằng ngày. Sự ảnh hưởng này cũng tác động không nhỏ đến nguồn cung sản phẩm ra thị trường. Hơn 2 năm qua, nguồn cung mới chào thị trường Tp.HCM giảm sút mạnh; gây nên sự thiếu hụt sản phẩm, giá biến động tăng cao.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)