Như đất quận 9, quận 2 và Thủ Đức cũ, ai xuống tiền trước khi TP.HCM chính thức công bố quy hoạch khoảng 2 năm đều kiếm bộn”, môi giới này nói và cho biết thêm, nhiều người thạo tin và những môi giới “tay to” đã nhanh chân tỏa khắp “hang cùng, ngõ hẻm” để tìm mối gom đất những khu vực này, rồi chờ thông tin được chính thức công bố để bung hàng.
Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với 3 đường vành đai hiện hữu và Vành đai 4 chuẩn bị triển khai, việc tập trung xây dựng những đô thị vệ tinh đúng nghĩa sẽ phù hợp với Hà Nội. Định hướng phát triển dự kiến đến năm 2025, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ đô thị hóa tối đa lên 62%, nghĩa là một số vùng ngoại thành, nông thôn, các huyện sẽ trở thành đô thị. Với khoảng 10% diện tích đất đai của nông thôn sẽ chuyển hóa thành đô thị, việc xây dựng một cơ chế quản lý mới cả về và địa lý, văn hóa và phát triển kinh tế cho các khu vực ngoại thành này là cần thiết.
Dẫu vậy, cho tới nay, dù dưới tên gọi trước đây là “5 đô thị vệ tinh” hay hiện tại là “thành phố trong Thủ đô” thì đều chưa được cụ thể hóa. Đã có những khu vực ở ngoại vi được triển khai sơ bộ, song dường như chỉ để phục vụ nhu cầu ở tự phát của người dân, chứ chưa phải đô thị đúng nghĩa.
Đầu tháng 1/2022, thông tin về dự án đường Vành đai 4 chiều dài 110 km, trong đó có đoạn đi qua địa phận các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, thu hút nhiều người về đây tìm mua đất. Theo các “cò” đất, khu vực các xã Minh Trí, Thanh Xuân, Hiền Ninh… trước đây giá đất chỉ từ 3-4 triệu đồng/m2, nay đã tăng 3-4 lần.
Ở một hướng khác, thông tin đồn đoán về việc có thể sáp nhập một phần địa phận Phúc Yên để phát triển thành phố phía Bắc của Hà Nội cũng khiến giá đất tại đây tăng mạnh. Giá đất khu vực trung tâm TP. Phúc Yên trong các khu đô thị có quy hoạch tăng tới gần 40%, nhiều lô đất dự án tại các phường Hùng Vương, Trưng Nhị, Xuân Hòa được chào bán với mức giá 32-35 triệu đồng/m2, giá đất thổ cư trong làng cũng được đẩy lên mức 10-12 triệu đồng/m2, gần bằng với mức giá thời đỉnh điểm cách đây 12 năm.
Từ cuối tháng 11/2021, liên tục xuất hiện nhiều nhóm người ngoài địa phương “đánh võng” quanh các ngõ xóm, mang theo cả bản đồ chi chít đường kẻ, ô thửa, dọc ngang, xiên chéo… rồi chỉ trỏ, hỏi han. Ngó nghiêng một hồi, họ chấm bút đỏ vào tờ bản đồ rồi lặng lẽ rút đi.
TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM là mô hình “thành phố trong thành phố đầu tiên” nên được kỳ vọng rất lớn, nhưng hiện vẫn chưa có cơ chế rõ ràng, dẫn đến loay hoay trong việc phát triển. Nhìn rộng ra thế giới, Trung Quốc là một trong những quốc gia đã xây dựng thành công mô hình này với khu Phố Đông trong TP. Thượng Hải, đưa thành phố này trở thành trung tâm kinh tế mới của châu Á chỉ sau 15 năm hình thành.
Theo chia sẻ của kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, người từng tham gia quy hoạch Phố Đông, để hình thành nên khu này, chính quyền Thượng Hải trước đó đã nhiều lần lên quy hoạch với hàng chục phương án khác nhau. Sau khi bản quy hoạch tổng thể hoàn thành, việc làm cái gì trước, cái gì sau, đối tượng nào, doanh nghiệp nào, tổ chức nghề nghiệp nào cần ưu tiên, tiền đầu tư cho hạng mục nào trước… đều được các cấp chính quyền sắp xếp rất chi tiết, nhất quán và quan trọng nhất là được trao cơ chế đặc biệt, chẳng hạn trong hoạt động thu hút đầu tư, Phố Đông được tự quyết định mà không phải xin phép trung ương.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo một tập đoàn bất động sản lớn có trụ sở trên đường Láng Hạ, Hà Nội cho biết, ông khá hứng thú với mô hình “thành phố trong Thủ đô”.
Tổng Hợp