Ngân hàng là đối tượng chịu tác động chậm hơn, sau các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ, nợ xấu hình thành và là quả “bom” nổ chậm đối với các nhà băng.
Doanh nghiệp mà khó khăn thì ngân hàng cũng khó khăn, nhưng ngân hàng sẽ khó khăn về sau. Hiện nay, một số ngân hàng kinh doanh hiệu quả và có lãi cao so với trước. Vấn đề cần đặt ra là nguyên nhân nào có lãi và lợi nhuận đó có bền vững hay không?
Lãi dự thu từ các doanh nghiệp có dư nợ tính vào doanh thu của ngân hàng đang chiếm khoảng 20% tổng dư nợ. Do đó, lợi nhuận của nhiều ngân hàng hiện tại có thể nói là “ăn trước, trả sau”. Trong khi đó, áp lực trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng đối với các khoản nợ cơ cấu cho khách hàng là rất lớn. Theo Thông tư 14, ngân hàng bắt buộc phải trích 30% dự phòng phần dư nợ tái cơ cấu vào cuối năm nay và 100% trong 2 năm tới.
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh các tổ chức tín dụng quý IV/2021 của Vụ Dự báo Thống kê, có 40,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh quý IV sẽ tăng trưởng so với quý III. Tính cả năm 2021, 83,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng giữ nguyên và 13,3% dự kiến lợi nhuận giảm (cao hơn so với tỷ lệ 9,7% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 6/2021). Không ít nhà phân tích cho rằng, Thông tư 14/2021/TT-NHNN gia hạn thời gian tái cơ cấu nợ thêm 6 tháng, đến ngày 30/6/2022, nên nợ xấu có thể vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, các ngân hàng cần tăng cường trích lập dự phòng ngay từ bây giờ nhằm hạn chế khả năng chất lượng tài sản bị suy giảm, tác động tiêu cực lên lợi nhuận trong năm 2022.
Trong bối cảnh đại dịch, không chỉ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, mà các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía. Ngân hàng là đối tượng chịu tác động chậm hơn, sau các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ, nợ xấu hình thành và là quả “bom” nổ chậm đối với các nhà băng. Đó là chưa kể nợ xấu có thể được một số ngân hàng hạch toán lãi dự thu, ghi nhận vào lợi nhuận. Những khoản này nhiều khả năng không thể thu hồi. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng sẽ được ngành ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế trong thời gian tới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Lãi suất dự kiến trong khoảng 3 – 4%/năm. Hiện ngành ngân hàng đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Cơ quan quản lý sẽ tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 12%, nhưng có thể linh hoạt nếu cần thiết.
Theo Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đã cơ cấu nợ khoảng 520.000 tỷ đồng cho khách hàng, tính lũy kế thực hiện từ khi phát sinh dịch Covid-19. Các ngân hàng thương mại đã giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, giá trị lũy kế từ khi có dịch đến nay là 26.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2021, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 6,41% so với cuối năm 2020. Tính riêng quý III, tín dụng trên địa bàn chỉ tăng 0,76% so với quý II, dù các ngân hàng có đợt cắt giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Ngân hàng Nhà nước kể từ giữa tháng 7. Bởi lẽ, kinh tế – xã hội nói chung, ngành ngân hàng nói riêng chịu tác động bởi dịch Covid-19 nặng nề hơn so với các địa phương khác. Trước đó, tín dụng của nền kinh tế tăng 7,4% trong 8 tháng đầu năm 2021.
khi nền kinh tế mở cửa trở lại và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, biên lãi ròng của các ngân hàng sẽ được cải thiện. Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế dự báo, tín dụng sẽ hồi phục từ tháng 10, nhất là 2 tháng cuối năm nhờ mùa kinh doanh cao điểm của các doanh nghiệp trước Tết.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)