Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng. Hiện tại số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn.
Đối với các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airlines và Vietjet, trong năm 2020 đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và các dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước.
Tuy nhiên, dự báo hoạt động củacác hãng này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Trong đó, Vietjet ước tính thiếu hụt 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Điểm sáng đối với nền kinh tế có lẽ đến từ ngành công nghệ thông tin – viễn thông. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn chung, ngành công nghệ thông tin – viễn thông cũng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng tác động không quá nặng nề so với các ngành khác. Nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cắt giâm đầu tư, chỉ tiêu, tạm ngừng hoạt động, giải thể khiến doanh thu từ từ các dịch vụ phục vụ nhóm đối tượng này có phần sụt giảm.
“Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo báo cáo tài chính quý 1/2021, doanh thu của HVN tiếp tục giảm hơn một nửa còn 7.528 tỷ đồng, lợi nhuận gộp từ bán hàng cung cấp dịch vụ âm 3.869 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 632 tỷ đồng trong quý 1/2020. Doanh thu hoạt động tài chính giảm, lỗ trong các công ty liên kết tăng mạnh đã khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm gấp đôi so với cùng kỳ, 4.900 tỷ đồng. Luỹ kế, HVN lỗ 14.218 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ con số 6.072 tỷ đồng xuống còn 1.030 tỷ đồng tính đến cuối quý 1.
Nợ phải trả của HVN 59.580 tỷ đồng, gấp 58 lần vốn chủ sở hữu, trong đó khoản vay nợ tài chính với tổng cộng hơn 34.000 tỷ đồng, chiếm 57% nợ phải trả. Nếu không khắc phục được tình trạng thua lỗ nặng, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines sẽ nguy cơ bị huỷ niêm yết. Trước đó, Vietnam Airlines cũng đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo từ 15/4.
Một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là vận tải hàng không. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh từ 34,5% – 65,9% so với năm 2019; doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019. Nguy hiểm hơn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 trong giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không đã giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát). Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cũng suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (HVN) mới đây đã đăng thông báo mời tham gia mua đấu giá 11 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2004, 2007 và 2008. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn muốn bán và thuê lại một động cơ dự phòng PW1133G-JM kèm QEC mới (Quick Engine Change – bộ thay động cơ nhanh) dự kiến giao tháng 7/2021. Trước đó, Vietnam Airlines cũng từng lên kế hoạch bán 6 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2007.
Tính đến cuối năm 2020, Vietnam Airlines sở hữu 46 tàu bay gồm 1 máy bay TurboProp ATR72-500; 38 máy bay thân hẹp A321CEO; 7 máy bay thân rộng B787-9. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines còn thuê 61 máy bay gồm 6 máy bay TurboProp ATR72-500; 33 máy bay A321CEO và 14 máy bay A350-900; 4 máy bay B787-9 và 4 máy bay B787-10. Rao bán tàu bay đã có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của hãng nhằm dần thay các tàu bay cũ, và giúp hãng có thêm dòng tiền vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid 19.
Nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 đã giảm mạnh đến 34.5% – 65,9 % so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.
Kiên Cương