Người dân vay mua nhà gặp khó khi ngân hàng siết tín dụng đang diễn ra trên thực tế. Vay tiền mua nhà “đã khó nay thêm nan giải”.
Một số ngân hàng đã “bóp mạnh” tín dụng vào bất động sản từ cuối quý I vừa qua. Thậm chí, một vài ngân hàng lớn thông báo tạm dừng nhận hồ sơ mới. Với các trường hợp đặc biệt phát sinh phải trình giám đốc vùng phê duyệt trước khi chuyển cho khối thẩm định.
Trong báo cáo vừa phát hành, các nhà phân tích tại Chứng khoán VnDirect nhận định, áp lực lãi suất vay mua nhà gia tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại. Theo thống kê của VnDirect, tính đến ngày 26/4/2022, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng và kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh không đổi so với mức cuối năm 2021 trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng tư nhân lần lượt tăng 14 điểm cơ bản và 13 điểm cơ bản so với mức cuối năm 2021. Do đó, lãi vay thế chấp trung bình tại các ngân hàng nội địa thay đổi không đáng kể trong quý I/2022.
Hiện nay ngoài một số ngân hàng đang duy trì chính sách cho vay ưu đãi đối với người mua nhà chẳng hạn như tại MSB (đang cho vay mua nhà với lãi suất 4,99%/năm áp dụng cho 3 tháng đầu cho sản phẩm vay mua nhà 24 tháng không bao gồm các dự án liên kết) hay TPBank và VPBank đang có chung mức lãi suất cho vay mua nhà là 5,9%/năm, lãi suất vay mua nhà được một số ngân hàng có vốn nhà nước áp dụng là 8 – 8,2%/năm cố định trong thời gian đầu ưu đãi. Sau thời gian này sẽ áp dụng bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ từ 4 – 4,5%/năm, tương đương 9,5 – 10%/năm.
Trong khi đó các ngân hàng cổ phần áp dụng mức lãi suất cao hơn và thời gian ưu đãi cũng ngắn hơn, chỉ từ 6 tháng đến 1 năm và thời gian ưu đãi càng dài lãi suất càng cao. Nếu cố định 6 tháng lãi suất khoảng 8%, cố định 12 tháng lãi suất lên mức 9%/năm, sau đó mức lãi suất dao động khoảng 11 – 12%/năm.
ác chuyên gia cho rằng lãi suất huy động khó duy trì mức thấp lịch sử và có thể sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản cho cả năm 2022 do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Ngoài ra, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm 2022 và cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn.
Dự báo, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7%/năm), tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm.
Khi đó, các ngân hàng thương mại có khả năng tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động, đặc biệt trong bối cảnh thắt chặt kiểm soát tín dụng vào lĩnh bất động sản như hiện nay.
Tổng Hợp