Nếu cộng thêm phần room tín dụng 1,8% còn lại chưa dùng hết trong kế hoạch ban đầu, ước tính tổng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế trong riêng tháng 12 sẽ đạt khoảng hơn 400.000 tỷ đồng, tạo dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.
Từ đầu năm 2022, nhận thấy lạm phát toàn cầu bùng phát, hầu hết các quốc gia thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kiên trì tham mưu Chính phủ lựa chọn ưu tiên trong điều hành chính sách tiền tệ là bảo vệ tỷ giá và lạm phát.
Sự lựa chọn này khiến Ngân hàng Nhà nước gặp không ít áp lực nhưng không còn lựa chọn nào khác, nhất là trong tình thế này.
Tại phiên họp Quốc hội thường kỳ lần cuối cùng trong năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định với các đại biểu rằng chính sách tiền tệ đang phải thực hiện quá nhiều mục tiêu. Dù vậy, có những thời điểm phải lựa chọn vài mục tiêu cần phải ưu tiên hơn.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm quý 3/2022 chưa phải lúc để tăng room tín dụng, bởi các chỉ số vĩ mô cho thấy đây không phải điều kiện thuận lợi, hơn nữa thanh khoản của một số ngân hàng chưa đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng.
Dễ nhận thấy, thời điểm cuối quý 3 vừa qua, mặc dù dồn dập căng thẳng tỷ giá, sức ép tăng lãi suất, áp lực lạm phát vẫn tăng nóng tại nhiều quốc gia trên thế giới… cùng nhiều bài toán khó giải khác nhưng nhà điều hành phải lựa chọn giữ phòng tuyến ổn định tỷ giá, lạm phát là ưu tiên số một…
Trong đó, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, mua nhà ở xã hội hay các lĩnh vực đóng vai trò tạo động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế sẽ dành được sự ưu tiên.
Với ngành bất động sản, động thái nới room tín dụng vừa qua được các doanh nghiệp ngành này đón nhận tích cực, bởi trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 toàn hệ thống lên 15% để có thêm nguồn vốn cho vay trong giai đoạn cao điểm tháng 12 và dịp trước Tết Quý Mão 2023.
Mặc dù việc nới room tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quán triệt là chỉ dành cho các lĩnh vực ưu tiên và thực hiện nghiêm quản trị rủi ro đối với các ngành nhiều rủi ro như bất động sản nhưng chắc chắn, một phần lớn trong số này sẽ được tài trợ cho các dự án đã được xét duyệt. Nhờ đó, các doanh nghiệp bất động sản sẽ có nguồn hoàn thiện các dự án dở dang, khôi phục lại dòng tiền đã bị ngắt trước đó, tránh cho cả thị trường rơi vào suy thoái.
Nhờ việc tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, bơm cho các dự án xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, người mua nhà cũng có thể tiếp cận các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền.
Đây là một con số lớn, có thể góp phần giải quyết vấn đề thanh khoản của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm và đầu năm 2023. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc bơm vốn ra mạnh được xem là không dễ khi số ngày còn lại của năm 2022 không còn nhiều và bài toán huy động vốn vào thời điểm cuối năm để đảm bảo nguồn cho vay với các ngân hàng là không dễ dàng.
Thống kê cho thấy, tới cuối quý III/2022, 26 ngân hàng trên sàn chứng khoán (không bao gồm Agribank, BaoVietBank và SCB) có tổng lượng tiền huy động từ các tổ chức và cá nhân đạt hơn 7,718 triệu tỷ đồng, tăng 4,01% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, các ngân hàng cho vay hơn 8,169 triệu tỷ đồng, tăng 12,4% so với cuối năm 2021.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế hôm 17/11, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết, dư nợ tín dụng gần tương đương với tổng huy động, trong khi tăng trưởng huy động chưa bằng một nửa tăng trưởng tín dụng, do vậy, dù NHNN có nới trần tín dụng thì các NHTM cũng không đủ vốn để cho vay.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, quyết định của NHNN đưa ra vào thời điểm thích hợp để bơm vốn cho nền kinh tế, như “cơn mưa rào tưới mát những DN đang trầy trật vì khát vốn”. Việc thúc đẩy vốn tới DN không chỉ giải được bài toán duy trì hoạt động, đảm bảo công việc và lương thưởng cuối năm cho người lao động mà còn tạo nền tảng tốt cho kế hoạch kinh doanh của các công ty trong năm 2023, tạo đà cho kinh tế phát triển.
Mặc dù room tín dụng được nới nhưng hệ thống ngân hàng đang gặp khó trong hoạt động cho vay do tăng trưởng huy động thời gian qua thấp, tới tháng 10 mới đạt 4,8% so với mức tăng trưởng tín dụng 11,5%. Nhiều ngân hàng gần đây tăng mạnh lãi suất huy động, từ mức khoảng 5% lên ngưỡng 9-10%/năm.
Tổng Hợp
(VnE, Vietnamnet)