Cả nước hiện có hơn 4.400 dự án khu đô thị và dự án nhà ở, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 triệu tỷ đồng, trong đó, giá trị tồn kho bất động sản khoảng 104.000 tỷ đồng. Nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa với khoảng 70 – 100 triệu m2 sàn. Lượng hàng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp, condotel…
Nếu quan sát kỹ diễn biến thị trường và động thái của các doanh nghiệp địa ốc trong hai “đợt sóng” Covid tháng 2 và tháng 8/2020 vừa qua sẽ thấy những khác biệt đáng kể khi trong đợt hai, các thành viên thị trường đã không còn tâm thế hoảng hốt, phập phồng như đợt một. Có vẻ như nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quen với bối cảnh “bình thường mới” với một tâm thế bình tĩnh hơn và cũng nhìn nhận ra nhiều hơn những vấn đề nội tại trong doanh nghiệp để tiến hành tái cấu trúc một cách toàn diện.
Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2020, lượng giao dịch bất động sản giảm hơn 70%, nguồn cung dự án mới giảm hơn 40% so với cùng kỳ 2018. Điều đáng lo ngại, trong bối cảnh thị trường đang trên đà đi xuống, tình trạng nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa nhiều. Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (tức là các dự án có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20 – 30% thị trường, nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70 – 80% thị trường nhưng lại nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.
Bên cạnh đó, cần có biện pháp quyết liệt xử lý những chủ đầu tư yếu kém, không còn khả năng triển khai dự án để quyết định việc cho giãn tiến độ, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc thu hồi dự án. Trước yêu cầu kiểm soát chặt nguồn cung các dự án bất động sản cao cấp, một số doanh nghiệp cho rằng, muốn xây dựng các dự án bất động sản cao cấp, trung cấp hay bình dân là câu chuyện thị trường. Các chủ doanh nghiệp sẽ tự cân đối nguồn lực đầu tư và tạo nên sự cân bằng giữa các phân khúc.
Các loại hình bất động sản như condotel, officetel đã tạo thành những đợt sóng dồn dập đổ vào thị trường BĐS. Thế nhưng, sau một thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm danh phận pháp lý, cộng với sự phá vỡ cam kết của nhiều chủ đầu tư thì loại hình bất động sản “con lai” này bắt đầu thoái trào, nhiều nhà đầu tư vỡ mộng.
Gầy đây, giá bán nhà đất tại các vùng ven TP.HCM như: quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ… đã tăng “nóng”. Ở các tỉnh lân cận TP.HCM, như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…, giá nhà đất cũng đã tăng mạnh. Điều này, khiến giấc mơ an cư của nhiều hộ gia đình đã trở nên xa vời.
Không chỉ tại TP.HCM mà ngay tại các tỉnh như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, giá nhà đất cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Đơn cử, một dự án vừa mới được mở bán tại TP. Thuận An (Bình Dương) có giá chào bán từ 37 triệu đồng/m2 (chưa VAT), một dự án khác cũng nằm trên trục Quốc lộ 13 đang được rao bán 37 – 39 triệu đồng/m2. Nếu tính thêm các loại thuế phí, giá căn hộ đã rơi vào tầm 42 – 45 triệu đồng/m2, đẩy giá lên mức tương đương từ 2,1 tới hơn 3,8 tỷ đồng/căn.
“Trên thực tế cho thấy, đã có những thông tin sai lệch, chưa đầy đủ về thị trường BĐS vùng ven thành phố, làm giá nhà đất tăng ảo. Do đó, nhà đầu tư, người dân nên thận trọng khi đi mua nhà đất. Hiện tượng gây “sốt ảo” giá nhà đất khu vực vùng ven thành phố này chỉ làm lợi cho cò đất và chủ đất, còn người mua thì cần cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền”. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM.
Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Ngoài ra, những khu vực như Bảo Lộc (Lâm Đồng) hay tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Long An, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,… gần đây cũng có rất nhiều dự án hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, nhà ở, khu nghỉ dưỡng được duyệt qui hoạch, chủ trương đầu tư khiến đất đai xung quanh tăng giá.