Hầu hết giá đất tại nhiều địa phương đều tăng giá, dao động từ 3% – 5%. Trong khi đó, bất động sản Đà Nẵng có xu hướng giảm giá, nhất là phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và ngành khách sạn.
Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, bất động sản Đà Nẵng bỗng nhiên “dậy sóng”. Giá đất tại nhiều nơi tăng chóng mặt. Sở dĩ giá đất Đà Nẵng tăng chóng mặt, chỉ sau 1 tuần nghỉ Tết là do có “tin đồn” về bảng giá đất mới.
Cụ thể, những lô đất 100 m2, tại Hòa Xuân, và Nam Hòa Xuân trước Tết có giá từ 2,4 – 2,8 tỷ đồng, thì nay đã tăng vọt lên 2,7 – 3 tỷ đồng, tùy từng vị trí. Tương tự, tại khu đô thị Phước Lý, khu đô thị FPT Đà Nẵng, giá đất cũng tăng trên dưới 100 triệu đồng, dao động từ 1,6 – 2,3 tỷ đồng.
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, “cơn sốt đất” tại Đà Nẵng dịp sau Tết Nguyên đán chỉ là chiêu trò “thối giá”, bịa đặt “tin đồn: của giới “cò” đất. Do đó, nhiều chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước các chiêu trò của giới đầu nậu, “cò” đất.
Trong khi đó, những lô đất ven biển, giá trị cũng tăng 20% – 30% so với trước Tết. Ví dụ, một lô đất 120 m2, ven biển thuộc Sơn Trà, tăng gần 1 tỷ đồng, từ 9 tỷ lên 10 tỷ đồng, tương đương 120 triệu đồng/m2.
Theo “tin đồn” này, trong tháng 3/2021, UBND Đà Nẵng sẽ công bố bảng giá đất mới và sẽ được điều chỉnh tăng so với năm 2020.
Tuy nhiên, ngay sau đó, UBND Đà Nẵng đã bác bỏ thông tin này. Theo UBND TP Đà Nẵng, thành phố sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng bảng giá đất phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
Trong suốt 2 năm qua, kể từ sau sự cố đổ vỡ của hệ thống Cocobay, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã rơi vào tình cảnh trầm lắng. Đặc biệt, năm 2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục gánh một đòn mạnh, khiến thị trường rơi vào cảnh “nguội lạnh”.
Bởi từ trước Tết đến nay, thị trường BĐS Đà Nẵng gần như đóng băng hoàn toàn. Chị cùng nhiều đồng nghiệp không bán được lô đất nào trong suốt thời gian từ đợt dịch Covid-19 hồi tháng 7 năm ngoái đến nay.
Khảo sát trên các trang rao bán BĐS, hội nhóm nhà đất Đà Nẵng cũng xuất hiện nhiều thông tin đăng bán đất Đà Nẵng với giá cao hơn so với mặt bằng trước Tết. Thậm chí, nhiều cò đất còn phao tin có đại gia từ Hà Nội, TP.HCM đang tìm mua, gom đất Đà Nẵng, hay đất Đà Nẵng và Quảng Nam đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 6 là tăng cao,…
Nhiều cò đất còn phao tin “có đại gia từ Hà Nội, TP HCM đang tìm mua, gom đất Đà Nẵng, hay đất Đà Nẵng và Quảng Nam đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 6 là tăng cao,…”. Các lô đất được cò rao bán chủ yếu ở khu vực phía Nam Đà Nẵng.
Sau giai đoạn sốt hơn 3 – 4 năm trước, mặt bằng giá đất đã bị đẩy quá cao. Người có nhu cầu mua ở thật cũng lắc đầu vì giá chót vót. Thành phố cũng không có dự án đất nền mới, chỉ có dự án cũ, mua đi bán lại. Đất Đà Nẵng tiếp tục đứng hoặc giảm nhẹ. Tăng nóng, sốt là khó xảy ra.
Theo bảng giá giai đoạn 2020-2024, giá đất ở cao nhất tại Đà Nẵng là 98,8 triệu đồng/m2; giá đất thương mại, dịch vụ cao nhất là hơn 79 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cao nhất là hơn 59,2 triệu đồng/m2.
“Đỉnh” giá đất Đà Nẵng hiện hành ngang bằng với “đỉnh” của năm 2019, cao hơn mức trên 96 triệu đồng/m2 của năm 2017.
Sau 2 đợt dịch Covid-19, thị trường bất động sản ở Đà Nẵng gần như “đóng băng. Tuy nhiên, ngay khi Chính phủ cho nhập 117.000 liều vaccine ngừa Covid-19 về Việt Nam thì giới “cò đất” đã tung tin giá bất động sản sẽ sốt trở lại.
“Cò đất” nhắm đến khách hàng là những người có nhu cầu mua đất làm nhà ở chứ không phải giới đầu tư bất động sản “lướt sóng” kiếm lời như trước đây.
Vài năm trở lại đây, Đà Nẵng gần như không có thêm dự án mới nào quy mô lớn được hoàn thành, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn tại Đà Nẵng cho hay, với bảng giá đất hiện tại, khó có doanh nghiệp nào đủ can đảm theo đuổi dự án mới.
Các doanh nghiệp đã và đang hoạt động, đầu tư tại Đà Nẵng thì “sống dở, chết dở” vừa vì dịch bệnh lại thêm gánh nặng chi phí đất đai.