Năm 2020, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những TTCK có sức chống chịu với đại dịch COVID-19 và phục hồi tốt nhất thế giới, thị trường chứng khoán vừa trải qua một năm với nhiều kỷ lục.
ính chung trong năm 2021, thị trường có hơn 1,5 triệu tài khoản nhà đầu tư mở mới toàn thị trường (lớn hơn số tài khoản mở mới của 5 năm trước đó cộng lại), đưa tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán cuối năm 2021 đạt hơn 4,31 triệu. Con số này tiếp tục gia tăng trong 02 tháng đầu năm 2022, với 405.980 tài khoản nhà đầu tư mở mới toàn thị trường (bằng ¼ số lượng tài khoản mở mới của năm 2021). Tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã đạt hơn 4,71 triệu tài khoản, tăng 9,4% so với cuối năm 2020 và gần đạt mục tiêu 5% dân số vào năm 2025 được đưa ra trong Đề án Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Như vậy, trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, TTCK Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định trong thời gian qua. Kết quả này có được là do nhiều yếu tố hỗ trợ. Trong nước, trong nửa đầu năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhờ đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn hoàn thành theo đúng kế hoạch. Bước sang Quý III, dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành khiến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn đến TTCK có những phiên giảm điểm. Tuy nhiên, việc từng bước kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng giãn cách xã hội trong cuối quý III đã thúc đẩy triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam, tạo đà cho TTCK hồi phục và tăng trưởng trở lại trong thời gian vừa qua. Mặt bằng lãi suất thấp cũng khiến TTCK tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn so với tiền gửi tiết kiệm.
Trên thế giới, nhiều nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc khi chuyển sang áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19”, từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa trở lại nền kinh tế, qua đó tạo đà cho TTCK tăng trưởng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, hầu hết TTCK đã tăng điểm và hồi phục tích cực như TTCK Mỹ tăng 26,9%, Pháp 28,9%, Đức 15,8%, Thái Lan 14,4%, Anh 14,3% so với cuối năm 2020. Chỉ số Dow Jones, S&P 500 của TTCK Mỹ liên tục lập đỉnh lịch sử. Như vậy, TTCK Việt Nam trong năm 2021 có diễn biến tăng điểm phù hợp với diễn biến chung của TTCK thế giới.
Năm 2020, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 TTCK có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới. Tiếp tục đà tăng trưởng trên, trong năm 2021, chỉ số VN-Index bứt phá mạnh mẽ và liên tục lập đỉnh mới, kéo dài xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, mặc dù có những nhịp điều chỉnh do tác động của dịch bệnh COVID-19. Kết thúc năm 2021, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mức 1.498,28 điểm vào ngày 31/12/2021, tăng 35,7% so với cuối năm 2020 và được đánh giá là một trong những chỉ số chứng khoán tăng trưởng cao nhất thế giới. Chỉ số VN-Index tiếp tục xu hướng tăng điểm trong một vài phiên đầu năm 2022, qua đó thiết lập đỉnh lịch sử mới ở mức 1.528,48 điểm vào ngày 7/1/2022. Tuy nhiên, xu hướng chốt lời, giảm dần giao dịch vào thời điểm cận Tết nguyên đán, cùng với tác động của một số thông tin bất lợi trên thị trường bất động sản, chứng khoán và tình hình căng thẳng chính trị trên thế giới khiến TTCK Việt Nam trải qua một vài phiên điều chỉnh; tính đến ngày 28/02/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.490,13 điểm, giảm 0,5% so với cuối năm 2021.
Tính đến ngày 28/12/2021, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020 và 92% GDP năm 2021. Vốn hoá thị trường tiếp tục tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 7.780 nghìn tỷ đồng tại ngày 28/2/2022, tăng 0,2% so với cuối năm 2021, tương đương 92,6% GDP.
Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 02 Sở Giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu ĐKGD trên thị trường UPCoM. Con số này đạt 1.777 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 2/2022, tăng 2,2% so với cuối 2021.
Thanh khoản cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh, cán mốc trên 1 tỷ USD mỗi phiên. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 01, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng và đến tháng 11 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên, trong đó, ngày 19/11/2021, thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.105 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2021, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020. Giá trị giao dịch tiếp tục gia tăng trong 02 tháng đầu năm 2022, với mức bình quân đạt 30.385 tỷ đồng/phiên, tăng 14,2% so với bình quân năm trước. Về quy mô giao dịch TTCK Việt Nam hiện đã vượt qua Singapore, đứng thứ 2 trong ASEAN sau Thái Lan.
Bên cạnh thị trường cổ phiếu, các thị trường khác cũng ghi nhận những kết quả ấn tượng trong năm 2021. Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) duy trì ổn định, với quy mô niêm yết đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm trước đó. Giá trị giao dịch bình quân phiên năm 2021 đạt 11,25 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với bình quân năm 2020. Thị trường TPCP tiếp tục duy trì ổn định trong 02 tháng đầu năm 2022, với giá trị niêm yết đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng (tương đương 19,1% GDP năm 2021) và giá trị giao dịch bình quân đạt 13,7 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 20,2% so với bình quân 2021.
Năm 2020, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những TTCK có sức chống chịu với đại dịch COVID-19 và phục hồi tốt nhất thế giới, với mức tăng trưởng 14,9% so với cuối năm 2019. Bước sang năm 2021, mặc dù kinh tế Việt Nam tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 nhưng TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ổn định, tạo ấn tượng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp.
Ngày 28/6/2021, sản phẩm hợp đồng tương lai trên TPCP kỳ hạn 10 năm đã chính thức được đưa vào giao dịch và được kỳ vọng đáp ứng tốt nhu cầu phòng vệ rủi ro của các nhà đầu tư, cũng như sự phát triển của thị trường TPCP, với tổng khối lượng giao dịch tính đến cuối tháng 2/2022 là 1.172 hợp đồng. Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán tiếp tục tăng mạnh.
Trong 11 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá cổ phần hóa ước đạt 143.924 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần; Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.
Năm 2022 được đánh giá tiếp tục là một năm khó khăn, phức tạp của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, do vậy, TTCK trong nước có khả năng đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh đan xen, xuất phát từ nhiều yếu tố, cả từ trong và ngoài nước.
Tổng Hợp