Thực tế, nhiều nhà đầu tư hiện vẫn “ngó nghiêng” mà chưa ra quyết định, do đó nhiều Công ty đã đưa ra nhiều chính sách mang tính đòn bẩy như hỗ trợ 100% lãi suất đến 6 tháng kể từ sau thời điểm có thông báo bàn giao nhà và ân hạn nợ gốc trong 12 tháng, thanh toán trước 30% giá trị sản phẩm và được miễn thanh toán nợ gốc trong một năm hoặc đến lúc nhận nhà, nhằm tăng tốc trong quý cuối năm.
Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2020, nhưng với Chủ tịch Danh Việt Group Trần Lê Thanh Hiển và nhiều chủ đầu tư khác, bức tranh thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ ra sao vẫn khó đoán định. Tuy vậy, tất cả đều thống nhất rằng, hiện chính là thời điểm dồn nén nhất của thị trường trước khi doanh nghiệp bung ra kế hoạch lấy lại những gì đã mất trong các quý đầu năm.
Ông Hiển chia sẻ rằng, còn quá nhiều lấn cấn, trăn trở cho những mảnh ghép cuối cùng của bức tranh thị trường năm 2020 và 3 tháng thật ít ỏi để hoàn tất kế hoạch, mục tiêu của năm, nhưng với ông và với Danh Việt Group, thử thách càng lớn, độ khó càng cao thì mục tiêu khi hoàn thành và cảm xúc của người về đích sẽ hoàn toàn khác biệt.
Khởi đầu quý IV, ngay trong tháng 10/2020, Công ty Danh Khôi Việt (thành viên của Danh Việt Group) sẽ công bố một dự án có quy mô lớn tại Cam Ranh. Đây là dự án được Công ty dày công chuẩn bị từ lâu với nhiều lợi thế đặc biệt, kỳ vọng sẽ hâm nóng thị trường Cam Ranh khi ra mắt.
Có câu, “gian nan tỏ mặt anh hùng”, Tập đoàn Danh Khôi đang được các thành viên thị trường biết đến là “ông trùm” thâu tóm dự án thời Covid. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tập đoàn này đã mua lại thành công 6 dự án quy mô lớn đều là các lô đất vàng ở những thủ phủ du lịch lớn trải dài từ miền Nam đến miền Trung.
Trong đó có sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu bất động sản: nguồn cung nhà ở trung, cao cấp đang dư thừa, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Tình hình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng.
Bên cạnh đó, công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại các đô thị lớn còn gặp khó khăn, bất cập, đặc biệt là vướng mắc về quy hoạch liên quan đến chỉ tiêu dân số và chiều cao công trình tại khu vực nội đô.
Đặc biệt, một số điểm mâu thuẫn, chưa phù hợp trong hệ thống pháp luật liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở trong việc thực hiện thủ tục quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư…
ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, với bất động sản, tác động từ dịch bệnh chỉ là khó khăn tạm thời, về lâu dài không thể kìm hãm sự phát triển của thị trường. Hiện tại, thị trường bất động sản đang có độ nén cao, các chủ đầu tư sẽ sớm ồ ạt ra hàng, cộng với sức cầu sẽ bung ra với lượng khách hàng cơ hữu nhiều hơn.
“Tuy nhiên, phải nói rõ rằng, cơ hội sẽ chỉ dành cho các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, có năng lực, còn doanh nghiệp lơ mơ sẽ không có đất sống, bởi thị trường thời gian tới là thị trường của người mua”, ông Châu khuyến cáo.
Không chỉ nhìn vào 3 tháng cuối năm 2020, Tập đoàn Hưng Thịnh đã vạch ra lộ trình cụ thể gối đầu đến năm 2021 với nhiều dự án, bởi theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Tập đoàn, “không phải đợi đến lúc này, Hưng Thịnh mới khởi động mà từ đầu năm đến nay vẫn đều đặn đưa dự án ra thị trường. Hiện nay, mặc dù thanh khoản chưa biến chuyển mạnh nhưng nhu cầu của giới đầu tư và người có nhu cầu ở thực đang dần phục hồi”.
Có thể thấy, hầu hết doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường đều đang bứt tốc cho chặng nước rút cuối năm. Chẳng hạn, Tập đoàn Novaland ráo riết khởi động bán hàng tại các dự án đại đô thị biển như Novaworld Phan Thiết, Novaworld Hồ Tràm; Tập đoàn Nam Group khởi công dự án Tổ hợp đô thị nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận)…
Ghi nhận thực tế cho thấy, tại không ít địa phương bất chấp tình hình trong mùa dịch Covid-19, thị trường bất động sản suy giảm trên các phân khúc thì chỉ bằng thông tin sắp có dự án “khủng” của ông lớn, những lô đất được thổi lên tăng gấp 3-4 lần chỉ trong 1 tuần.
Có thể kể đến như ở thời điểm đầu tháng 2 cách đây khoảng 7 tháng, cơn sốt đất bất ngờ bùng lên tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sau khi có thông tin Tập đoàn Vingroup đề xuất thực hiện dự án quy mô hơn 800ha, nằm dọc Quốc lộ 56. Sức nóng thấy rõ khi chỉ trong một ngày, một mảnh đất đổi chủ 3 – 4 lần, có vị trí giá tăng gấp 6 – 7 lần, nhiều mảnh đất tăng từ 250 triệu đồng đến 400 – 450 triệu đồng. Tuy nhiên cơn sốt đất này cũng chỉ diễn ra chóng vánh trong gần 2 tuần.
Đến khoảng tháng 3/2020, tương tự, tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), bất chấp khuyến cáo tụ tập đông người trong mùa dịch Covid-19, hàng trăm người bao gồm cả môi giới và nhà đầu tư kéo về để kiếm cơ hội đầu tư, lướt sóng sau khi nghe thông tin với “từ khoá” Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Giá đất trước khi sốt chỉ 6-9 triệu đồng/m2, thời điểm sốt cò đẩy lên đến 12-20 triệu đồng/m2. Cơn sốt này cũng chỉ kéo dài không quá 10 ngày rồi nhanh chóng hạ nhiệt khi chính quyền địa phương cho biết chưa nhận được bất cứ văn bản hay chỉ đạo nào của thành phố phê duyệt xây dựng khu đô thị.
Có thể thấy các cơn sốt đất như trên mang tính một chiều, bởi giao dịch thật không nhiều mà chỉ do nhóm đầu cơ tự thổi giá với nhau nhằm tạo sóng. Ăn theo những “tin đồn quy hoạch” khiến nhiều nhà đầu tư lướt sóng chết chìm khi doanh nghiệp quyết định dừng nghiên cứu lập quy hoạch dự án. Như việc mới đây Tập đoàn Vingroup có văn bản gửi UBND tỉnh Long An về việc dừng nghiên cứu lập quy hoạch dự án có quy mô 3.490ha tại xã Thạnh Hòa và xã Bình Đức, huyện Bến Lức. Thông tin này ngay lập tức thu hút giới đầu tư. Trước đó, ngay sau khi có thông tin Tập đoàn đầu tư dự án này đã có không ít nhà đầu tư đổ về đây săn tìm quỹ đất để chờ cơ hội. Đến nay, doanh nghiệp dừng nghiên cứu lập quy hoạch sẽ khiến nhiều nhà đầu tư mắc cạn.
Thực tế, nhiều nhà đầu tư đang “co cụm” nghe ngóng thị trường. Đây chính là lý do khiến sức mua ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp chưa sôi động.
Trong đó, tâm lý chờ giảm giá từng xuất hiện ở đợt dịch lần 1, nay càng thể hiện rõ nét sau khi dịch bệnh đợt 2 thoái trào.
Thanh khoản của nền kinh tế Việt Nam đang rất tốt với dự trữ ngoại hối trong tháng 8/2020 là 92 tỷ USD và quý IV/2020 dự kiến tăng lên khoảng 100 tỷ USD, đồng thời chính sách giảm lãi suất xuyên suốt trong vài quý gần đây có thể khiến dòng tiết tiết kiệm chảy sang các kênh đầu tư khác như bất động sản.
Kiên Cương
(Tổng Hợp)
Theo Phụ Nữ Mới