Hiện nay, thị trường bất động sản vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức như lạm phát, sự bất ổn chính trị trên thế giới, nguồn cung hạn chế, vốn tín dụng bị siết… dẫn đến tình trạng nhiều nhà đầu tư cắt lỗ.
Nhiều chuyên gia bất động sản nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm giá hay thanh khoản thấp trên thị trường là bởi một số dự án hết chương trình ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi của chủ đầu tư hoặc một số thị trường, phân khúc sản phẩm có tính thanh khoản thấp, mang tính chất đầu cơ. Mặt khác, áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả của nhà đầu tư sử dụng “đòn bẩy” tài chính.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định biến động thị trường chỉ là nhất thời, giới đầu tư sẽ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và khả năng hiện tượng “cắt lỗ” khó có thể lan rộng trong thời gian tới, song nhiều nhà đầu tư giàu tiềm lực vẫn đang nhìn thấy cơ hội.
“Trước áp lực lớn về lãi vay, một số nhà đầu tư chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để bán bất động sản với mức giá thấp hơn kỳ vọng, thậm chí bán cắt lỗ để thu hồi vốn. Tuy nhiên, diễn biến này mang tính chất cục bộ, quy mô chưa đủ để phản ánh trên toàn thị trường”, ông Đính chia sẻ.
Thị trường bất động sản chững lại, nhiều nhà đầu tư cắt lỗ vì không chịu nổi lãi suất lớn. Tuy nhiên, trái ngược với tình trạng này, nhiều nhà đầu tư bất động sản giàu kinh nghiệm cho rằng đây là thời điểm để “bắt đáy”, gom hàng.
Những biến động của thị trường bất động sản đang tạo nên một áp lực lớn tới giới đầu tư nhà đất, đặc biệt là những “tay chơi” sử dụng đòn bẩy tài chính. Không chỉ những con số cho thấy những khó khăn của thị trường, thực tế chỉ ra làn sóng thoát hàng “cắt lỗ” cũng đang lan rộng.
Nguồn hàng ít và hầu như được chào bán đi chào bán lại trong khi đó nhu cầu đầu tư kinh doanh tăng. Nhu cầu lớn, nguồn hàng lại khan hiếm là nguyên nhân chính của việc sốt đất.
Lực cầu nhiều trong khi nguồn cung ít sẽ làm tăng giá, đi kèm với đó là áp lực tăng giá của đất đai, nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư, nhân công… đều tạo áp lực giá tăng.
Cùng với việc khan hàng thì cũng xuất hiện đầu cơ, nhiều đầu nậu lợi dụng cơ hội để khai thác đất đai ở những vùng chưa được quy hoạch, chưa được làm dự án.
Từ đầu năm tới nay thị trường BĐS bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố như lạm phát, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại; thanh khoản giảm rõ rệt; chính sách siết tín dụng và hạn chế nguồn cung làm cho giá nhà bị đẩy lên, vượt quá sức mua của phần lớn người dân. Chính những điều đó đã ảnh hưởng tới thị trường BĐS Việt Nam.
Cụ thể, đối với nhà ở, dòng tiền dễ chủ yếu phân bố vào các dạng BĐS đầu cơ nên đẩy giá nhà tăng quá nhanh. Nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp không được chú trọng, dẫn đến thiếu nguồn cung cho phân khúc mà nhu cầu để ở thực.
Tuy nhiên, việc giảm giá BĐS hiện nay là khó, giá đất sẽ có xu hướng tiếp tục tăng. Để giải quyết triệt để thì Nhà nước cần tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang trong quá trình làm thủ tục phê duyệt đầu tư, để ra nguồn hàng lớn, khi đó cân bằng cung cầu, hàng hóa phong phú dồi dào. Có nhiều sự lựa chọn, giá đất, giá BĐS mới có thể giảm.
Khi giá bị đẩy lên mức quá cao mà không phải do thực chất của thị trường đạt tới giá trị đó thì sẽ là giá bong bóng, giá ảo. Giá nhà đất bị đẩy lên cao, không hấp thụ được sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ thị trường đóng băng giống như thời kỳ năm 2011-2013. Tuy nhiên ở giai đoạn hiện nay thị trường đã tốt hơn rất nhiều và tính chất thị trường cũng hoàn toàn khác với giai đoạn trước.
Thị trường ở giai đoạn trước cung nhiều nhưng cầu không có, hàng hóa dư thừa. Còn ở giai đoạn hiện tại nhu cầu mua bất động sản rất lớn, đặc biệt ở những phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội tuy nhiên nguồn hàng ở phân khúc này thời gian qua hầu như không có.
Do đó, để hạn chế bong bóng BĐS gia tăng cần phải nhanh chóng mở rộng thêm nguồn cung, nhất là nguồn cung ngắn hạn. Các địa phương đẩy mạnh hỗ trợ tiến độ phê duyệt thủ tục đầu tư dự án, không để tồn đọng và kéo dài nhiều hồ sơ, thủ tục; công bố thông tin dữ liệu về những dự án được chấp thuận đầu tư, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, dự án được phép giao dịch trên thị trường, biến động giá BĐS…
Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục rà soát các quy định chồng chéo của các luật liên quan đến thị trường BĐS, để sớm giải quyết các rào cản thủ tục phê duyệt đầu tư các dự án BĐS; thành lập cơ quan chuyên biệt có năng lực và khả năng tiếp nhận, xử lý vướng mắc thuộc thẩm quyền Chính phủ để hỗ trợ cho các địa phương tháo gỡ vướng mắc thủ tục phê duyệt đầu tư.
Tổng Hợp