Sabeco mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhưng hàng ngàn tỷ đồng vẫn “bốc hơi”. Hiện thị trường đã tiếp đà tăng trưởng nhưng thị phần và cổ phiếu của Sabeco đi ngược với nền kinh tế.
Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA), sản lượng bia năm 2020 giảm từ 10-20%. Mặc dù đang tạo ra gần 200.000 việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, hàng năm có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp ngành bia vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Vốn hóa thị trường của SAB bốc hơi hơn 19.000 tỷ đồng chỉ trong gần 4 tháng của năm 2021. Sabeco hiện sở hữu lượng tiền mặt khá cao. Theo báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán, ở thời điểm ngày 31/12, Sabeco có khoản tiền và tương đương tiền hơn 2.700 tỷ đồng, giảm 34% so với đầu năm.
Báo cáo tài chính 2020 của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam, cho thấy, doanh thu và lợi nhuận 9 tháng năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 khi chạm mốc 20.230 tỷ đồng. Năm 2019, con số này lên đến 28.321 tỷ đồng. Lãi 9 tháng năm 2020 của Sabeco vì thế chỉ còn 3.400 tỷ đồng, mất gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Cổ phiếu SAB của Sabeco đang giao dịch quanh giá giảm 20% so với đầu năm.
Về phía các nhân viên tiếp thị, liên tục “tấn công” đối thủ ở các nhà hàng, quán nhậu bằng nhiều cách. Ví dụ như lôi kéo, dụ dỗ chủ quán phá hợp đồng đang thực hiện với thương hiệu khác, chuyển sang ký với mình với khoản hỗ trợ hấp dẫn hơn. Chi tiền để chủ quán làm ngơ cho mình “đổ quân” vào làm khuyến mãi tại đây. Tài trợ cho các quán xung quanh nhằm gây áp lực với chủ quán của các đối thủ. Giả làm khách hàng đến uống bia, to tiếng nói xấu về chất lượng sản phẩm của đối thủ, chê toàn nhập nguyên liệu rẻ tiền từ Trung Quốc, trong bia có chất diệt dục,… Hoặc tung tin đồn công ty này đã được bán cho Trung Quốc, làm ăn thua lỗ,…
Các doanh nghiệp cũng có nhiều chiêu cạnh tranh, kể cả vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, thấy một quán nhậu có vị trí đẹp, đông khách, muốn hạ biển của đối thủ, treo biển của mình thay vào, sẵn sàng treo thưởng thật cao để đạt mục đích; tìm cách phá các sự kiện quảng bá của đối thủ. Giảm giá sản phẩm chấp nhận thua lỗ, tăng chi phí cho nhân viên tiếp thị, chi phí hỗ trợ các nhà hàng quán nhậu, khiến đối thủ cạnh tranh không trụ nổi, phải chấp nhận bỏ cuộc,…
Bộ Công Thương và Vietnam Beverage (thuộc Tập đoàn Thái Lan ThaiBev) nắm 89,59% cổ phần Sabeco. Chưa tính đến sở hữu của cổ đông nội bộ, lượng cổ phiếu SAB trôi nổi trên thị trường khá ít. Khối lượng giao dịch bình trong vòng một tháng đạt 156.000 đơn vị/phiên, trung bình một năm 128.000 đơn vị/phiên. Cũng trong vòng một năm, thanh khoản tối đa mỗi phiên chỉ khoảng 500.000 đơn vị khớp lệnh. Trong khi đó, những cổ phiếu bluechips đầu ngành thị giá cao khác như VIC, VNM, HPG,… ghi nhận giao dịch mỗi phiên từ vài triệu đến vài chục triệu cổ phiếu.
Năm 2018, trong lúc sử dụng bia Sài Gòn đỏ của Sabeco, ông Du phát hiện chai bia còn nguyên nắp, nguyên tem nhưng bên trong chỉ có 1/3 chất lỏng. Ông Du giữ lại chai bia này làm vật chứng và phản ánh sự việc tới Sabeco. Tuy nhiên, do phía Sabeco hứa hẹn giải quyết nhưng không có câu trả lời thỏa đáng về sản phẩm không đảm bảo chất lượng này nên cuối năm 2018 ông Du khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa buộc Sabeco bồi thường trị giá chai bia nhãn hiệu Sài Gòn đỏ là 10.500 đồng; tổn thất tinh thần tương đương 10 tháng lương tối thiểu tại khu vực TP.HCM là 39,8 triệu đồng; buộc Sabeco đăng xin lỗi công khai ông Du với tư cách người tiêu dùng trên 3 số báo liên tục của 4 tờ báo.
Quá trình làm việc lấy lời khai, hòa giải… các bên tại tòa, phía Sabeco đề nghị tòa chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ động cơ, mục đích của ông Du trong việc khởi kiện. Tháng 8.2019, ông Du yêu cầu khởi kiện bổ sung, đề nghị Sabeco bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là ông 23 tỉ đồng, tương đương 1 triệu USD (thời điểm đó). Và toàn bộ số tiền này nếu được tòa chấp nhận, phía nguyên đơn cam kết chuyển giao cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tại phiên tòa sáng 20.4.2021, đại diện ủy quyền của ông Du rút yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường 23 tỉ đồng, giữ nguyên các yêu cầu khởi kiện ban đầu.
Quá trình làm việc lấy lời khai, hòa giải… các bên tại tòa, phía Sabeco đề nghị tòa chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ động cơ, mục đích của ông Du trong việc khởi kiện. Bất ngờ, tháng 8.2019, ông Du có yêu cầu khởi kiện bổ sung, đề nghị Sabeco bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là ông 23 tỉ đồng, tương đương 1 triệu USD. Và toàn bộ số tiền này nếu được tòa chấp nhận, phía nguyên đơn cam kết chuyển giao cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Kiên Cương