Sức cầu chung toàn thị trường có xu hướng tăng khi các hoạt động kinh tế bình thường trở lại với những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Trong đó, phân khúc hạng A tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nguồn cung mới mở bán. Thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung căn hộ hạng C, thậm chí là không có.
Đây cũng là thời điểm hiện tượng săn tìm đất đai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin dự án sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biệt có thể tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo. Các địa phương và các nhà đầu tư cần hết sức chú ý.
Năm 2020 có nhiều biến động và thị trường bất động sản suy giảm mạnh, tuy nhiên theo dự báo, quý 4/2020 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, nguồn cung mới và lượng tiêu thụ của phân khúc căn hộ có thể sẽ tăng hơn so với quý 3/2020. Ước tính quý 4/2020 sẽ có khoảng 7.000 căn hộ được đưa ra thị trường. Theo đó, bức tranh thị trường sơ cấp cuối năm 2020 đang dần sáng hơn.
Cũng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam trong quý 4/2020, Hội môi giới BĐS Việt Nam nhận định, nguồn hàng tại các dự án BĐS do các doanh nghiệp triển khai, tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra. Tại các địa phương khác, nguồn hàng đưa ra thị trường chủ yếu nằm ở các dự án đã triển khai trước đó. Các dự án được phê duyệt mới sẽ được triển khai nhiều hơn, sau khi các địa phương ổn định bộ máy tổ chức sau Đại Hội. Nhiều dự án đấu giá đất sẽ được triển khai tại các địa phương để tạo ngân sách đảm bảo sự đầu tư phát triển cho nhiệm kỳ mới.
Bên cạnh đó, lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa trong quý 4 theo Hội môi giới BĐS Việt Nam sẽ tăng so với quý 3/2020. Trong khi hầu hết thị trường cả nước không có biến động về giá.
Từ thực tế trên thị trường và đà hồi phục của nền kinh tế, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản của Hội Mội giới bất động sản Việt Nam cũng dự báo, nếu như trong quý III/2020, giao dịch bất động sản trên thị trường cả nước là 26.299 sản phẩm/73.933 sản phẩm được chào bán, với tỷ lệ hấp thụ 35,5% thì trong những tháng cuối năm kỳ vọng lượng giao dịch, tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết thị trường cả nước không có biến động lớn về giá cả.
Ở giai đoạn cuối năm, áp lực tăng nhu cầu đầu tư để hiệu quả sử dụng tiền tăng cao thay vì để trong ngân hàng suốt thời gian dài với lãi suất thấp. Hiện tượng săn tìm đất đai trong dân ở những địa phương bị đồn thổi thông tin sẽ có chiều hướng gia tăng. Điều này vô tình tạo ra nhiều thị trường giao dịch không chính thống, không được kiểm soát. Đặc biệt là tạo bong bóng giá cả và thị trường ảo. Theo đó, theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, các địa phương cần hết sức lưu ý, đừng vì lợi ích nhỏ mà gây ra những hậu quả không nhỏ.
Các sản phẩm được chào bán chủ yếu là hàng tồn từ các quí trước (chiếm khoảng 70%). Tuy nhiên, nguồn cung mới trong quí này đã tăng 21% so với quí I và tăng 23% so với quí II/2020. Tỉ lệ hấp thụ các sản phẩm mới trong quí đạt 43,4%, tăng gần 4 lần so với quí I và 1,4 lần so với quí II/2020.
“Thị trường BĐS đã có sự phục hồi đáng kể, tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm mới ghi nhận tăng so với các quí trước”, Hội môi giới nhận định.
Còn theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, tâm lí người mua chờ đợi BĐS giảm giá và chờ đợi thị trường khởi sắc vào năm sau đang chiếm đa số. Chỉ số giá BĐS được dự báo tăng khoảng 1,4% tại Hà Nội và giảm 2% tại TP HCM. Với loại hình chung cư, nguồn cung được dự báo sẽ tăng thêm nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh tế thuận lợi.
Loại hình nhà đất sẽ tiếp tục giảm giá ở các khu vực trung tâm, phân khúc có tầm giá vừa phải sẽ tiếp tục giao dịch tốt. Đối với đất nền, các sản phẩm có khoảng giá trên dưới 1 tỉ đồng vẫn tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm nhất.
“Trong quí cuối năm, khu vực miền Bắc và Hà Nội sẽ có lượng quan tâm tăng trưởng tốt hơn thị trường miền Nam và khu vực TP HCM”, đơn vị này dự báo.
Riêng với thị trường nhà ở TP HCM, theo dự báo của DKRA Việt Nam, nguồn cung có thể duy trì tương đương quí III/2020, dao động ở mức 6.500 – 7.000 căn. Khu Đông và Nam tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn cung mới mở bán.
Trong khi nhiều ngành chịu tác động lớn của đại dịch thì thị trường M&A bất động sản (BĐS) vẫn diễn ra nhiều thương vụ lớn. Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng eo hẹp, mục tiêu sở hữu quỹ đất cho chiến lược dài hơi qua hình thức M&A là giải pháp được các doanh nghiệp BĐS có tiềm lực tài chính ưu tiên lựa chọn.
Gặp khó vì dịch COVID-19, nhiều chủ dự án buộc phải “bán mình” và đây cũng là cơ hội “thâu tóm” giá hời cho những tập đoàn có nguồn lực tài chính. Từ đầu năm đến nay, hàng tỉ USD âm thầm đổ vào thị trường với những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) quy mô lớn.
Theo số liệu của HoREA, hiện nay căn hộ trung cấp (2 phòng) có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25-30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong hai năm qua. Còn tại Hà Nội, nhiều khu vực không phải nội đô một dự án giá cũng lên 40-50 triệu đồng/m2.
Thực tế không ít người giàu lên nhờ bất động sản, nhưng một điều đáng tiếc là đại đa số người dân với mức thu nhập hiện nay đều nhận thấy giấc mơ an cư là quá xa vời.