Doanh nghiệp dừng, ngừng kế hoạch kinh doanh vì thủ tục đất đai. Phiền hà trong thực hiện thủ tục đất đai còn phổ biến đối với các doanh nghiệp…
Đơn vị công bố báo cáo lưu ý các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương cần tăng cường các nỗ lực cải thiện chất lượng quản trị công về đất đai. Luật Đất đai đang trong quá trình sửa đổi được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nhiều nút thắt về thể chế và khung khổ pháp luật, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhìn chung, phiền hà trong thực hiện thủ tục đất đai còn phổ biến. Khoảng 42,9% doanh nghiệp cho biết thủ tục đất đai khiến họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh trong năm 2022.
Dù kết quả này là tích cực hơn so với năm 2021 (53,8%) song tác động tiêu cực cao hơn rất nhiều so với các lĩnh vực thủ tục quan trọng khác như đăng ký kinh doanh (3,6% doanh nghiệp bị trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh), sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh (3,4%) và cấp phép kinh doanh có điều kiện (11,7%).
Qua khảo sát, VCCI cho biết thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với quy định là vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp gặp phải nhất với tỷ lệ 60,81% người trả lời.
Những vướng mắc phổ biến khác gồm tình trạng mất nhiều thời gian để xác định giá trị quyền sử dụng đất (30,02%), quy trình giải quyết hồ sơ đất đai không đúng so với quy định (29,31%), không nhận được hướng dẫn đầy đủ từ cán bộ giải quyết thủ tục hành chính (29,15%), và giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định (14,73%).
Những con số trên cho thấy doanh nghiệp vẫn gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận đất đai. Đất đai thường là một loại tài sản thế chấp quan trọng trong các thỏa thuận tiếp cận tín dụng.
Trong báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tiếp cận đất đai tiếp tục là điểm nghẽn lớn, đòi hỏi những nỗ lực cải cách quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Tiếp cận đất đai dễ dàng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bản chất liên ngành và liên cấp của lĩnh vực quản lý đất đai khiến đây là một trong những lĩnh vực phức tạp và khó cải thiện nhất. Trong báo cáo PCI 2021, VCCI từng nhận định rằng việc quản lý đất đai ở các tỉnh, thành phố dường như không có chuyển biến đáng kể trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2021. Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu đo lường khía cạnh tiếp cận đất đai nhìn chung chưa có cải thiện đáng kể.
Do đó, việc doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai hơn đồng nghĩa với việc có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Khi doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ hơn, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, nếu tình trạng doanh nghiệp gặp trở ngại với tiếp cận đất đai như hiện nay còn tiếp diễn thì sẽ hạn chế rất nhiều tiềm năng phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường kinh doanh gắn với chuyển đổi số quốc gia, phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) với nguyên tắc “Lấy con người là trung tâm, cải cách dẫn dắt, công nghệ hỗ trợ thúc đẩy”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, chương trình về CCHC, chuyển đổi số quốc gia phục vụ người dân, DN.
Thông tin về cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ cho biết, đến nay, các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17.800 quy định về kinh doanh, gần 150 quy định chuẩn bị ban hành và cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.
Bên cạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, công tác chuyển đổi số trong thực hiện TTHC cũng đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, có 25,9% kết quả giải quyết TTHC được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng, tăng 5 lần so với tháng 9/2022; 62,7% hồ sơ TTHC được số hóa, trong đó có 25% được số hóa từ khâu tiếp nhận đến trả kết quả, tăng 4 lần so với tháng 9/2022. Một số bộ, ngành, địa phương triển khai tốt công tác này như: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Lâm Đồng…
Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến… đến nay đã có 62/63 địa phương và 10/21 bộ, ngành thực hiện hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia…
Cùng với đó, TTHC đã được công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân giám sát. Đến nay, đã thực hiện công khai hơn 6.400 TTHC. Định kỳ hàng tháng, nhiều bộ, ngành, địa phương đã công khai danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm muộn trong giải quyết TTHC, dịch vụ công, 100% hồ sơ TTHC để chậm, muộn có báo cáo giải trình với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và thực hiện xin lỗi người dân.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Tạp Chí Tài Chính)