Năm nay thị trường bất động sản được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi nhờ vào chương trình phục hồi kinh tế – xã hội. Phân khúc nhà ở, nguồn cung tại Đồng Nai và Bình Dương trong tương lai sẽ vượt xa TP.HCM.
Trong tháng 1, giá chào bán nhà chung cư tại TP.HCM trên các sàn trực tuyến tăng nhẹ 1,8% so với tháng 12/2021. Giá rao bán biệt thự liền kề tại khu Nam TP.HCM tăng cao trong tháng đầu năm. Giá chào bán tại huyện Nhà Bè và quận 7 lần lượt tăng 22-24% so với tháng cuối năm 2021.
Lượng người mua ở thực, giao dịch thực lại không được đề cập tới. Có thể, đây chỉ là mức giá ảo mà các chủ đầu tư, sàn trực tuyến, nhân viên môi giới đưa ra nhằm làm “nóng” thị trường. Riêng TP.HCM, lượt tìm kiếm các loại hình bất động sản cho thuê trên các sàn trực tuyến cũng có chiều hướng đi lên. Căn hộ chung cư cho thuê và văn phòng cho thuê lần lượt tăng 10-20% lượng tìm kiếm trực tuyến so với tháng cuối năm 2021.
Tại Đồng Nai, giá thành của các căn hộ chỉ bằng một nửa so với căn hộ hạng C ở TP.HCM.Tại sự kiện “Thị trường bất động sản 2022: Góc nhìn mới” tại TP.HCM của Savills Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã có những chia sẻ về bức tranh toàn cảnh bất động sản trong năm 2022. Trong đó, các chuyên gia phân tích về khách thuê lớn của thị trường văn phòng tại TP.HCM, điểm mạnh của bất động sản nhà ở tại khu vực lân cận thành phố và xu hướng của phân khúc bán lẻ.
Ở phân khúc bất động sản nhà ở, các khu vực lân cận TP.HCM như Đồng Nai và Bình Dương đang ngày càng được chú ý nhờ vào nguồn cung dồi dào và giá thành hợp lý. Số lượng căn hộ được bán và nguồn cung tại Bình Dương cũng cao hơn so với các chung cư hạng C tại TP.HCM.
Tại Đồng Nai, giá thành của các căn hộ chỉ bằng một nửa so với căn hộ hạng C ở TP.HCM. Nguồn cung trong tương lai cũng phản ánh mức độ phổ biến đang ngày càng tăng tại các khu vực này. Theo dự đoán, trong thời gian tới, nguồn cung tại Đồng Nai và Bình Dương sẽ vượt xa TP.HCM. Bên cạnh nguồn cung lớn và giá thành tốt, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy mức độ phổ biến của các khu vực này. Minh chứng rõ ràng là tại Đồng Nai và Bình Dương hiện đang dẫn đầu về nguồn cung và hiệu suất khu công nghiệp ở phía Nam. Bên cạnh đó, 2 khu vực này tiếp tục nhận được nguồn đầu tư nước ngoài đáng chú ý và sở hữu số lượng lớn công nhân tại các khu công nghiệp.
Trong khi đó, dịch bệnh đã thúc đẩy sự thay đổi trên toàn thế giới. Những thay đổi này đặc biệt thích hợp với lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam khi các cửa hàng bán lẻ trực tiếp tại TP.HCM buộc phải đóng cửa trong một thời gian dài. Mặc dù vậy, áp lực từ những khó khăn trong việc bán hàng trực tiếp đã khiến các nhà bán lẻ (điển hình là các ông lớn trong ngành F&B như Starbucks, The Coffee House và Phúc Long) tập trung vào nền tảng bán hàng trực tuyến hơn. Thương mại điện tử bùng nổ là một điều hiển nhiên khi đã có những dự đoán rằng từ 2022 đến 2025, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng 17% theo năm và doanh số bán lẻ tại các cửa hàng trực tuyến sẽ tăng 18% theo năm.
Giao thông ở đại đô thị TP.HCM từ mấy năm nay luôn là vấn đề nhức nhối. Lượng dân cư hơn 10 triệu người, trong khi hạ tầng giao thông lỗi thời khiến hầu hết các con đường, cửa ngõ ở địa phương này trở nên quá tải, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Như các chuyên gia hay tại nhiều cuộc hội thảo đã bàn luận, hạ tầng giao thông có đi trước thì kinh tế mới thực sự phát triển. Nhưng, hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM lại chưa có nhiều chuyển biến, dù đây là địa phương có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế cả nước. Khi hoàn thành, cầu Cát Lái kết nối trực tiếp khu vực TP. Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch là một trong những dự án giao thông quan trọng của vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, công trình này cũng sẽ hình thành tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM, bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đang khai thác và cao tốc Bến Lức – Long Thành đang triển khai.
Cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai có tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng được quy hoạch từ rất lâu, khoảng 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do khó khăn về nguồn vốn. Thời gian qua, cả TP.HCM và Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc họp liên quan đến dự án này nhưng cũng chưa chọn được phương án. Mới đây, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải đưa ra 5 phương án thiết kế cầu Cát Lái. Trong đó cơ quan tư vấn ưu tiên phương án 2 bởi chiều gài ngắn, thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, kết nối giao thông và chi phí thấp.
Tổng Hợp