Để tăng thêm nguồn cung nhà ở xã hội, mới đây, TP.HCM đã kiến nghị Trung ương cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chủ đầu tư vay thực hiện dự án nhà ở xã hội và các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở được vay mua nhà.
TP.HCM đề xuất cho phép thành lập doanh nghiệp chuyên biệt trực thuộc thành phố để đầu tư, phát triển, quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn. Ưu tiên sử dụng các quỹ đất Nhà nước trực tiếp quản lý do các doanh nghiệp đang sử dụng làm nhà xưởng tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp, cũng như quỹ đất do các cơ quan nhà nước đang quản lý thuộc diện sắp xếp lại để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Cùng với đó là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể: Bổ sung quy định về quy trình xác định chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng để thanh toán cho nhà đầu tư khi bàn giao lại quỹ đất ở 20% trong dự án cho Nhà nước…
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 2016-2021, Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 24,67 ha, diện tích sàn xây dựng 1.188,761 m2, tương đương 14.954 căn hộ. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư 620 căn và vốn doanh nghiệp đầu tư 14.334 căn, chiếm tỷ trọng lần lượt là 4,15% và 95,85% tổng nguồn cung.
Tuy nhiên, ghi nhận từ thực tế cho thấy con số thấp hơn nhiều khi tính đến nay, TP.HCM có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với tổng diện tích 17,54 ha, quy mô 6.231 căn hộ; trong đó có 5 dự án đang chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn tiếp theo (2021-2025), TP.HCM dự kiến triển khai 25 dự án, với tổng số hơn 28.600 căn hộ.
Lý giải điều này, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội nhiều và khó hơn so với nhà ở thương mại dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Ngoài ra, nguồn vốn hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội cũng chưa được triển khai.
Để tăng thêm nguồn cung nhà ở xã hội, mới đây, TP.HCM đã kiến nghị Trung ương cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chủ đầu tư vay thực hiện dự án nhà ở xã hội và các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở được vay mua nhà.
Về phân khúc sản phẩm, DKRA Group đưa ra dự báo, nguồn cung mới đất nền trong 3 tháng cuối năm sẽ tăng nhẹ, đạt khoảng 1.500-2.000 nền, tập trung chủ yếu ở các thị trường vùng ven TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Mặt bằng giá thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định, khó tăng đột biến. Ngược lại, giá bán thị trường sơ cấp sẽ tiếp tục đi lên do các loại chi phí đầu vào tăng.
Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới có thể tăng trong quý IV/2022, đạt khoảng 6.000-7.000 căn, trong đó TP.HCM khoảng 3.000-4.000 căn, Bình Dương khoảng 2.000-3.000 căn, Long An khoảng 350 căn và Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 500 căn.
Trong khi đó, nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự có thể sụt giảm trong quý cuối năm nay so với quý trước đó, đạt khoảng 2.500 căn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Dương.
Tổng Hợp