Năm 2020 các ngân hàng đã sống trong đại dịch không có chỉ số nào từ báo cáo cho thấy tăng trưởng âm ngược lại doanh thu đảm bảo với chỉ tiêu đã đặt ra. Vậy năm 2021 các ngân hàng tính toán như thế nào khi dự báo nền kinh tế, dòng tiền,… nhiều biến động hơn.
Đại dịch Covid-19 cho thấy, sự hỗ trợ của ngành ngân hàng với nền kinh tế chủ yếu nằm ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước. Nếu khối ngân hàng này suy yếu, mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế của chính sách tiền tệ sẽ khó lòng đạt được.
Câu chuyện tăng vốn
VietinBank, BIDV, Vietcombank cũng nhiều lần kiến nghị Chính phủ rới room cho khối ngoại. Tuy vậy, các chuyên gia tài chính e ngại, Việt Nam đã tư nhân hóa hệ thống ngân hàng khá sớm, chỉ còn lại 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.
Vì vậy, không nên mở quá mạnh room cho các ngân hàng này, nếu không sẽ không thể dồn nguồn lực tài chính cho một số lĩnh vực ưu tiên của đất nước.
Mặc dù vậy, đa phần ý kiến tán thành quan điểm rằng, cần sớm chấm dứt chuyện tăng vốn kiểu “tính từng bữa” cho các ngân hàng quốc doanh, mà phải sớm ban hành một lộ trình, cơ chế tăg vốn dài hơi.
NHNN cho hay, cơ quan này đang xây dựng lộ trình tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Nhà nước giai đoạn 2021 – 2026, trong đó có phần tăng vốn từ ngân sách Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, lộ trình tăng năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng cũng sẽ được NHNN đề ra trong Đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 đang được xây dựng. Các ngân hàng thương mại Nhà nước kỳ vọng, trên cơ sở đề nghị của NHNN, Chính phủ sẽ có giải pháp dài hơi hơn cho câu chuyện tăng vốn của cả giai đoạn.
Tình trạng thiếu hụt vốn kéo dài nhiều năm tại các ngân hàng. Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, thị phần của 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước là BIDV, VietinBank và Vietcombank đã mất gần 3% trong 2 năm qua do bộ đệm vốn mỏng, phải co hẹp tín dụng. Riêng thị phần của VietinBank giảm gần 2%. Nguy cơ sụt giảm thị phần với Agribank đang rất cận kề.
Giải pháp digital Bank
tăng trưởng khá ấn tượng của thanh toán không tiền mặt ở năm 2020 phần nhiều do ảnh hưởng của Covid-19, khi thói quen, hành vi của con người từ offline dần chuyển sang online.
Báo cáo từ phía Vụ Thanh toán chỉ ra, đến cuối năm 2020, 95% TCTD đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 39% TCTD đã phê duyệt chiến lược chuyển đổi số hoặc tích hợp trong chiến lược phát triển kinh doanh/công nghệ thông tin; 42% TCTD đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số.
Vụ Thanh toán cho biết, đến cuối tháng 10/2020 số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đã đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).
Chuyển đổi số là chiến lược cần được ưu tiên đầu tiên của các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân hàng, thành công sẽ phụ thuộc vào khả năng và quyết tâm áp dụng công nghệ, cách thức triển khai của mỗi ngân hàng.
Về định hướng phát triển năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng nhấn mạnh rằng, phát triển công nghệ số để tạo đà bứt phá cho ngành ngân hàng trong thời gian tới.
Nợ Xấu vẫn luôn được nói tới
Bất chấp tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, lợi nhuận của nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng, có già nửa số ngân hàng trong hệ thống ghi nhận tăng trường 2 con số.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, mối lo lớn của ngành ngân hàng năm qua và cả năm 2021vẫn là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được “che” dưới lớp vỏ cơ cấu lại nợ.
Chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ giảm đáng kể, bởi tác động của dịch bệnh đến thị trường bất động sản và tiêu dùng, sản xuất tăng nguy cơ phá sản nhiều dự án và giảm chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
Phải kể đến BIDV nhiều năm qua liên tục rao bán các khoản nợ liên quan nhưng vẫn chưa thể gỡ được đống nợ này. Bên cạnh đó, Vietinbank cúng không kém với rao bán các khoản nợ mà chưa thấy hồi âm. Sacombank, SeaBank,… cũng đăng tin rao bán các món nợ lên đến ngàn tỷ.
Hệ quả này đến từ yếu tố khách quan, không chỉ với năm nay, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ phải thay đổi.
Tăng trưởng tín dụng thấp chưa đến 12% trong năm qua là biểu hiện của sự sụt giảm nhu cầu vay vốn hay sức hấp thụ vốn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó vềthanh khoản, đầu vào và đầu ra của sản xuất nên e dè mở rộng đầu tư.