Ngân hàng bất ngờ xin nới room tín dụng, lộ diện quán quân lợi nhuận hệ thống ngân hàng.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, một số tổ chức tín dụng vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt và đề nghị tiếp tục được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023.
Tín dụng trong tháng 10 quay đầu sụt giảm, nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí tăng trưởng tín dụng âm. Mặc dù vậy, theo ông Quang, một số tổ chức tín dụng vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt và đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2023.
“Do đó, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương rà soát để có phương án điều hành tín dụng những tháng cuối năm 2023 hợp lý, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế”, ông Quang cho hay
Báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tín dụng khá tốt. Tính tới cuối tháng 9/2023, VPBank tăng tín dụng 19%, Techcombank và HDBank đều có mức tăng trưởng tín dụng 13%, ACB tăng tín dụng 8,7%… cao hơn mức tăng trưởng tín dụng trung bình ngành (đến ngày 29/9 là 6,92%).
Theo Vụ Chính sách tiền tệ, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, toàn hệ thống còn khoảng 8% để tăng trưởng tín dụng, tương đương cung ứng thêm 950.000 tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế.
“Xét về cân đối cung – cầu tín dụng cho thấy hệ thống đang dư cung tín dụng rất lớn. Tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải từ phía cung tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía cầu và khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế cũng như các yếu tố khách quan khác”, ông Quang cho biết.
Ngân hàng Nhà nước cho hay đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan này cũng đề nghị các tổ chức tín dụng cần tập trung phân bổ nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; nỗ lực tiết giảm chi phí; Chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục cho vay…
Sau khi khởi sắc đáng mừng trong quý II/2023, tín dụng bất ngờ sụt giảm trong tháng 10/2023. Ngân hàng Nhà nước chỉ ra 3 lý do và cho biết còn gần 1 triệu tỷ đồng dư địa tăng tín dụng trong 2 tháng cuối năm.
27/10/2023, tại Hà Nội, ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 24/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022, trong đó từ tháng 5 trở lại đây, tín dụng đã tăng nhanh hơn. Tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.
Trước đó, NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng tại thời điểm 29/9 là 6,92%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng trong tháng 10/2023 (tính tới 24/10) đã quay đầu giảm 0,11%.
Tín dụng giảm bất chấp từ đầu năm đến nay, lãi suất cho vay đã giảm trung bình hơn 2%/năm so với cuối năm 2022.
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, toàn hệ thống còn khoảng 8% để tăng trưởng tín dụng, tương đương cung ứng thêm 950 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế.
Tổng Hợp
(ĐTCK)