Hàng loạt dự án khởi động nhằm hướng đến sự đồng bộ trong hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ. Thêm vào đó lối mở cho thịt rường bất động sản kết nối các khu đô thị tại các tỉnh lẻ.
Như một quy luật tất yếu, nơi nào có cơ sở hạ tầng phát triển thì thị trường bất động sản nơi đó sẽ càng có sức hút. Bởi thế, tâm điểm của thị trường bất động sản phía Nam vẫn tập trung tại các địa phương trong vùng tứ giác kinh tế như Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, hay xa hơn là Bình Thuận, Khánh Hòa.
Dự án Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây cũng đã được khởi công xây dựng, chiều dài 99 km, mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h, tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Ban quản lý dự án Thăng Long, chủ đầu tư dự án cho biết, toàn tuyến có 4 gói thầu, trong đó cầu vượt qua tỉnh lộ 765 thuộc gói thầu số 3. Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận và các vùng lân cận.
Đến mọi tỉnh thành có hạ tầng mở lối
Khi tuyến đường hoàn thành, hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2-2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP.HCM – Long Thành – Phan Thiết.
Nhưng yếu tố trên góp phần xây dựng Bình Thuận, với lợi thế gần TP.HCM, có bờ biển dài và đẹp, nơi đây đang thu hút nhiều nhà phát triển bất động sản với một loạt dự án quy mô hàng ngàn tỷ đồng như dự án Mũi Né Summerland Resort – tổ hợp vui chơi, giải trí theo mô hình của thành phố Lasvegas (Mỹ), Macau (Trung Quốc) quy mô 31,5 ha của Hưng Lộc Phát Corp, dự án Thanh Long Bay quy mô 120 ha của Nam Group, đặc biệt là dự án NovaWorld Phan Thiet với quy mô 1.000 ha của Tập đoàn Novaland có tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD…
Trước đây, Đồng Nai thời gian qua đã chứng kiến nhiều thương vụ săn quỹ đất đình đám của các doanh nghiệp lớn như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Kim Oanh…
Bộ Giao thông – Vận tải đã giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Theo cơ quan này, với quy mô chỉ 4 làn xe, hiện tuyến cao tốc đã quá tải, thường xuyên bị ùn tắc do lưu lượng xe trên tuyến ngày càng lớn, cho nên cần được mở rộng, đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an toàn giao thông.
Điều này khiến các nhà đầu tư bất động sản còn kéo nhau lên rừng để phát triển dự án. Đơn cử, tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), chỉ từ giữa năm 2020 đến nay, địa phương này đã đón nhận gần 20 chủ đầu tư địa ốc, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Novaland, Hưng Thịnh… nhằm đón đầu cơ hội từ dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cùng lợi thế về khí hậu ôn hòa, giá đất còn mềm… để phát triển dự án nghỉ dưỡng.
Cũng trong những ngày đầu năm 2021, Bộ Giao thông – Vận tải đã phối hợp với tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công dự Đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1 có chiều dài tuyến khoảng 23 km, đi qua huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), huyện Long Hồ, Bình Tân, thị xã Bình Minh và TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Giới đầu tư bắt đầu đi các tỉnh miền Tây để săn quỹ đất sạch nhờ hạ tầng đã khơi thông nay mai. Theo những thông tin mới đây thì các tỉnh như: Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng,… đang nỗi cộm lên với các khu đô thị mới.
nhiều dự án hạ tầng kết nối liên vùng khác chuẩn bị triển khai như dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài kết nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương kết nối Đồng Nai với Lâm Đồng, cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa, cao tốc Phan Thiết – Cam Ranh (Khánh Hòa)…