Dòng tiền kinh doanh âm tức là hoạt động kinh doanh không thu được tiền mặt về. Để bù đắp dòng tiền, trong năm 2021, LDG đã phải thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác cũng như thu hồi vốn góp vào đơn vị khác. Nếu cộng hàng tồn kho vào các khoản phải thu, tỷ trọng trong tổng tài sản sẽ tăng lên tới 84%!
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của LDG đạt 6.841 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu kỳ. Điểm đáng chú ý trong cơ cấu tài sản của LDG là sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 30%, lên 3.508 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu dài hạn cũng tăng 5%, lên 1.228 tỷ đồng. Đa phần khoản phải thu là khoản đặt cọc, kí quỹ, kí cược. Tổng giá trị của các khoản phải thu là 4.736 tỷ đồng, chiếm tới 69% tổng tài sản. Đây là một tỷ lệ rất cao, cho thấy những lo ngại nhất định về chất lượng tài sản.
Hàng tồn kho của LDG tại thời điểm kết năm là 1.044 tỷ đồng, giảm 4,6% so với đầu năm, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Nếu cộng hàng tồn kho vào các khoản phải thu, tỷ trọng trong tổng tài sản sẽ tăng lên tới 84%! Đó là chưa kể LDG cũng đang có 415 tỷ đồng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn.
Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc năm 2021, nợ phải trả là 3.597 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu kỳ. Đáng nói, khoản vay dài hạn tăng mãnh liệt, gấp 1.192 lần, lên 658 tỷ đồng; khoản vay ngắn hạn cũng tăng thêm 4% lên 612 tỷ đồng. Tính ra, tổng giá trị nợ vay là 1.270 tỷ đồng, tăng gấp đôi đầu kỳ. Sự gia tăng của khoản vay ngắn hạn xuất phát từ thực tế là dòng tiền kinh doanh năm 2021 của LDG âm rất nặng (-956 tỷ đồng), chủ yếu do tăng các khoản phải (1.516 tỷ đồng). Đây là năm thứ 3 liên tiếp LDG âm dòng tiền kinh doanh (2020 âm 86 tỷ đồng, 2019 âm 1.769 tỷ đồng).
Dòng tiền kinh doanh âm tức là hoạt động kinh doanh không thu được tiền mặt về. Để bù đắp dòng tiền, trong năm 2021, LDG đã phải thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác cũng như thu hồi vốn góp vào đơn vị khác. Các nỗ lực này giúp dòng tiền đầu tư dương 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền đầu tư là không đủ. Để có đủ tiền trang trải, LDG phải tăng cường đi vay. Dòng tiền thu từ đi vay năm 2021 lên tới 1.387 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần năm trước. Dòng tiền trả nợ gốc vay cũng tăng gấp 3, lên 706 tỷ đồng.
Sự phụ thuộc vào vốn vay của LDG đã hiển hiện rõ, dù cho vốn chủ sở hữu của công ty năm 2021 cũng đã “nhích” lên 4,5%, đạt 3.244 tỷ đồng. Điều an ủi là vốn chủ của LDG rất lớn, đảm bảo cho công ty có dư địa vay mượn rộng rãi trong tương lai. Mặt khác, năm 2021, dù âm dòng tiền kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần vẫn dương 64 tỷ đồng, giúp lượng tiền và tương đương tiền tâng gấp 7,5 lần, đạt 75 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của LDG công bố mới đây đã làm nhà đầu tư khá bất ngờ. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần quý này chỉ đạt 69 tỷ đồng, giảm 65%; lợi nhuận gộp chỉ đạt 38 tỷ đồng, giảm 42%; nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng tới 23 lần, đạt 137 tỷ đồng; và lợi nhuận sau thuế tăng tới 318 lần, đạt 109 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoản lợi nhuận rất lớn này là doanh thu tài chính tăng mạnh. Cụ thể, doanh thu tài chính quý IV/2021 đạt 151 tỷ đồng, tăng gấp 50 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu là từ thanh lý khoản đầu tư dài hạn (150 tỷ đồng).
Kết quả quý IV đã đóng góp đáng kể cho hiệu quả kinh doanh cả năm. Cụ thể, lũy kế năm 2021, doanh thu thuần của LDG đạt 321 tỷ đồng, giảm 77% so với năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 183 tỷ đồng, giảm 50%. Trong năm, điểm nhấn đáng kể nhất là chi phí bán hàng giảm mạnh (giảm 95%, còn 11 tỷ đồng) và doanh thu tài chính tăng gấp 53 lần (đạt 159 tỷ đồng). Nhờ vậy, LDG có lãi trước thuế 180 tỷ đồng, tăng gấp 7,8 lần; lãi sau thuế đạt 140 tỷ đồng, tăng gấp 10,7 lần năm trước.
Như vậy có thể thấy, năm 2021, LDG “sống khỏe” được là nhờ vào doanh thu tài chính, còn hoạt động cốt lõi tỏ ra kém hiệu quả.
Tổng Hợp