Trong năm 2022, nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với giá và thanh khoản trong bối cảnh lãi suất có thể tăng lên. Nhìn xa hơn, lạm phát mà lên cao hơn so với kịch bản dưới 4%, Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh lãi suất thì rủi ro sẽ xảy ra với người mua bất động sản nắm giữ ngắn hạn.
Trong một số trường hợp, lạm phát có thể tác động ngược lên thị trường bất động sản. Về mặt lý thuyết, nếu tỷ lệ lạm phát tăng quá cao, tiền đi vay sẽ trở nên đắt hơn. Mọi người ít vay nợ hơn, do đó sẽ có ít người mua nhà hơn và điều này có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Như vậy, nếu lạm phát quá mức kỳ vọng, thị trường bất động sản cũng có thể chịu nhiều rủi ro.
Thực tế, trong lịch sử, trường hợp giá bất động sản giảm đồng loạt trên thị trường chỉ xảy ra trong giai đoạn 2011 – 2012. Thời điểm này, khủng hoảng tài chính gây tê liệt nền tài chính toàn cầu đã khiến Việt Nam bị ảnh hưởng. Thị trường suy thoái mặc định lãi suất 12 – 24%, room tăng trưởng tín dụng cho bất động sản lên tới 40%, lạm phát, nghẽn cầu, bất động sản không thanh khoản được và biến thành nợ xấu.
Trong bối cảnh, mối lo lạm phát tăng cao, đầu tư vào kênh nào là bài toán đau đầu với nhiều nhà đầu tư. Với kênh bất động sản, giới chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng cao vào năm 2022, áp lực tăng giá bất động sản cũng sẽ rất lớn. Từ quý II/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên.
Đầu tiên, lạm phát giống như một mức tham chiếu liên quan đến sự tăng giá của hàng hóa hàng ngày. Những nguyên liệu đó được sử dụng để xây dựng nhà cửa. Nếu giá của những thứ như gỗ, gạch đá, xi măng, cát sỏi… và thiết bị tăng lên, các công ty xây dựng hoặc người bán sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tăng giá bán nhà.
Chia sẻ tại buổi hội thảo mới đây, ông Nguyễn Thanh Lâm, trưởng phòng Nghiên cứu Phân tích – khối Khách hàng Cá nhân Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng thị trường tháng 3 vẫn có khả năng gặp nhiều biến động trước hai biến số khó lường liên quan đến tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine và việc Fed bắt đầu tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, một vấn đề được quan tâm hiện tại là việc giá cả hàng hoá leo thang, cụ thể là đà tăng của giá dầu có thể ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam và từ đó tác động đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên dưới góc nhìn dài hạn, vị chuyên gia cho rằng việc giá dầu tăng chỉ diễn ra trong ngắn hạn và không tác động quá lớn đến nền kinh tế. Nhìn về lịch sử, các yếu tố liên quan đến chiến tranh xung đột không thể khiến duy trì ở mức cao quá lâu.
Đặc biệt, lạm phát Việt Nam trong hai năm vừa qua có sự tương quan với Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, ước tính lạm phát tại quốc gia này chỉ dao động ở mức 2%-3%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát tại Mỹ.
Sau 6 lần liên tục leo thang kể từ cuối tháng 12/2021, giá xăng dầu trong nước phá đỉnh 8 năm; trong đó, xăng RON 95 tiến sát ngưỡng lịch sử 27.000 đồng/lít, một số chuyên gia dự kiến có thể lên tới 30.000 đồng/lít. Theo các chuyên gia, giá xăng dầu trong nước hiện nay chịu tác động kép bởi 2 yếu tố: nguồn cung trong nước khan hiếm và giá thế giới leo thang – hệ quả của những biến động chính trị, đặc biệt là chiến sự Nga – Ucraine cùng lạm phát khắp thế giới, nhất là Mỹ, Trung Quốc.
Tổng Hợp