Năm 2021, có nhiều yếu tố hỗ trợ hơn để thị trường tốt lên. Thứ nhất là dịch bệnh sẽ được kiểm soát bằng vắc-xin. Thứ hai là các ngành nghề cũng dần được mở rộng, kinh tế hồi phục thì thu nhập của người dân cũng tốt hơn. Nhờ đó, nhu cầu đầu tư tăng lên, nhu cầu sở hữu bất động sản cũng sẽ tăng lên.
Có một thực tế hiện nay là thị trường địa ốc phía Nam đang có sự phân hóa rất lớn. Trong khi thị trường TP.HCM, Bình Dương và một số dự án tại Đồng Nai giáp ranh với TP.HCM được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín có kết quả bán hàng khá tốt, thì ngược lại, nhiều khu vực khác từng là điểm nóng trước đây như Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận… lại đang bị tắc nghẽn thanh khoản.
Ông Phan Công Chánh, chuyên gia tài chính, bất động sản cho rằng, khó khăn đã phản ánh hết vào thị trường những tháng qua và nếu không có diễn biến gì quá sốc thì thị trường sẽ theo chiều hướng đi lên trong năm 2021. Đặc biệt, sắp tới, nếu vắc xin Covid-19 sớm được phân bổ rộng rãi thì giao thương sẽ kết nối trở lại và thị trường bất động sản nhiều phân khúc sẽ bùng nổ.
Năm 2020 chỉ còn hơn 1 tháng nữa là khép lại, bức tranh thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đã dần mở ra những cơ hội mới. Từ đầu quý IV/2020 đến nay, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến hàng loạt dự án được công bố và không ít trong số đó đã báo tin vui về kết quả bán hàng dù ra mắt chưa lâu.
Nếu quan sát kỹ diễn biến thị trường và động thái của các doanh nghiệp địa ốc trong hai “đợt sóng” Covid tháng 2 và tháng 8/2020 vừa qua sẽ thấy những khác biệt đáng kể khi trong đợt hai, các thành viên thị trường đã không còn tâm thế hoảng hốt, phập phồng như đợt một.
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cung cầu thị trường bất động sản vẫn biến đổi theo chiều hướng tích cực. Tại Tp.HCM, trong báo cáo quý 1/2020 của Bộ Xây Dựng, giá căn hộ chung cư tăng tới 3,5% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, phân khúc căn hộ cao cấp có giá tăng khoảng 2,75%, căn hộ trung cấp có giá tăng với 3,72% và căn hộ bình dân có giá tăng cao nhất với 3,78%. Đặc biệt, phân khúc nhà ở riêng lẻ so với cùng kỳ năm 2019 có giá tăng đến 8,36%.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Môi Giới Bất động sản Việt Nam, tâm lý “ngại” đi mua nhà do lo sợ dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội là nguyên nhân chính khiến cho khối lượng giao dịch bất động sản giảm, song nhu cầu mua nhà ở vẫn cao. “Việc người mua phải chờ đợi lâu để được mua nhà là bởi sự tạm dừng hoạt động các sàn giao dịch bất động sản ảnh hưởng từ dịch”, ông Đính khẳng định.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia bất động sản, rất khó khăn trong việc hạ giá của bất động sản do số lượng người dân chưa sở hữu nhà tại các khu vực đô thị còn cao, đặc biệt là khi nguồn cung dự án còn thiếu hụt. Không những thế, giá nhà ở lại liên tục tăng qua các năm. Số liệu thống kê của Bộ Xây Dựng, trong vòng 5 năm qua, giá nhà đã nhảy từ 16 triệu đồng/m2 lên 25 triệu đồng/m2, tương đương tăng khoảng 50-60%. Vì vậy, việc các ngân hàng cho vay mua nhà ở là một lợi thế lớn đối với người mua bởi sự hợp tác chặt chẽ của nhà băng với các công ty, tập đoàn bất động sản. Từ đây, các chủ nhà tương lai có thể vừa an tâm sinh sống và vừa yên lòng trả nợ.
Có vẻ như nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quen với bối cảnh “bình thường mới” với một tâm thế bình tĩnh hơn và cũng nhìn nhận ra nhiều hơn những vấn đề nội tại trong doanh nghiệp để tiến hành tái cấu trúc một cách toàn diện.
Theo đó, các phân khúc nghỉ dưỡng, đầu tư bất động sản chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19, song, phân khúc nhà ở lại nhận về những tín hiệu tích cực. Tâm lý và mức độ chấp nhận của người mua cũng là yếu tố khiến cho nhu cầu mua căn hộ tăng cao và giá mua thì vẫn giữ nguyên. Bởi kinh tế của người dân sau dịch bị tác động khá nhiều, tìm đến những giải pháp tài chính hỗ trợ người dân vay mua nhà được coi là giải pháp tối ưu.
Xét theo quý, trong 7 quý từ đầu năm 2019 đến nay, số doanh nghiệp bất động sản thua lỗ đã tăng vọt vào đầu năm 2020 và giảm dần trong 2 quý kế tiếp. Cụ thể, số doanh nghiệp bất động sản thua lỗ tăng từ 13 doanh nghiệp trong quý 4/2019 lên 26 doanh nghiệp trong quý 1/2020. Đi cùng với đó, tổng giá trị thua lỗ của 26 doanh nghiệp này tăng mạnh, gấp 3,5 lần con số quý liền trước đó với mức lỗ 2.182 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng 2020, có 20 doanh nghiệp vẫn đang lỗ với tổng giá trị 2.871 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm bớt so với hồi 6 tháng (23 doanh nghiệp lỗ với tổng 3.708 tỷ đồng) tuy nhiên vẫn đang cao hơn 31,5% so với giá trị lỗ trong 3 tháng đầu năm. Đặc biệt, mức lỗ 9 tháng này đang cao gấp 7 lần mức thua lỗ của các doanh nghiệp bất động sản cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê, bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3%, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản giảm dần trong 5 năm trở lại đây, từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019, giảm còn 6,3% trong Quý 1/2020 và Quý 2/2020 tăng nhẹ lên 6,48%. Dự báo trong quý 3/2020 dư nợ tín dụng bất động sản vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc (khoảng 6,3%÷7%).
Nền kinh tế của Việt Nam được phục hồi nhanh chóng hậu đại dịch nhờ sự ngăn chặn lây lan dịch bệnh tốt. Điều này đã giúp cho các ngành được khởi sắc trở lại và trong số đó bao gồm có thị trường bất động sản.
Hầu hết chuyên gia và cả các chủ đầu tư đều có chung nhận định, về tổng thể về bản chất thị trường hiện nay không xấu, bằng chứng là dù trải qua thời gian trầm lắng khá dài, nhưng thị trường chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, chưa xảy ra tình trạng bán tháo. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm và sang năm 2021, thị trường sẽ có sự phân hóa rất rõ nét từ sản phẩm đến khu vực.