Nhu cầu tín dụng để các hãng hàng không có thể trang trải các khoản nợ là khác nhau. Mở “Gói tín dụng cho hàng không”, khôi phục lại hoạt động của ngành hàng không, đón điểm rơi kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.
Trong khi doanh nghiệp hàng không than khổ thì các ngân hàng thương mại lại cho rằng “mình chả khá hơn mấy” khi phải kinh doanh không lãi hoặc muốn giúp đỡ cũng “lực bất tòng tâm” do hạn mức tăng trưởng tín dụng đã đến giới hạn.
Các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị của ngành hàng không như dịch vụ mặt đất, cấp nhiên liệu hàng không, dịch vụ cung cấp suất ăn… cũng đều được Ngân hàng cấp tín dụng.
Chung cảnh ngộ như VietJet Air, Baambo Airlines nhưng trước đó, VNA đã được Quốc hội ban hành nghị quyết giải cứu trị giá 12 nghìn tỷ đồng, trong đó có 4.000 tỷ đồng vay tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại lãi suất thấp và 12 nghìn tỷ đồng do SCIC phát hành công cụ nợ.
Dựa trên nhu cầu của từng đơn vị, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề nghị 2 gói vay. Một là áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với Vietnam Airlines cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng, thời hạn tối đa 3 năm. Hai là cho phép các hãng hàng không thuộc Hiệp hội được vay gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, ngân sách cấp bù lãi suất 4%, thời hạn: 3 – 4 năm.
Vietnam Airlines cần vay vốn ưu đãi 10.000 – 12.000 tỷ đồng để cân đối dòng tiền, ngoài gói vốn 12.000 tỷ đồng đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua.
VietJet Air đề nghị hỗ trợ khoản vay tín dụng 4.000 – 5.000 tỷ đồng dưới hình thức tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại như đã áp dụng cho Vietnam Airlines và khoản tín dụng 80.000 – 10.000 tỷ đồng dài hạn trong thời gian 3 – 4 năm, lãi suất ưu đãi, giảm khoảng 4 – 5%.
Bamboo Airlines đề nghị được vay 5.000 tỷ đồng dưới hình thức tái cấp vốn như đã áp dụng với Vietnam Airlines và khoản tín dụng dài hạn với lãi suất và điều kiện ưu đãi. Để tồn tại, doanh nghiệp đã phải “tự thân vận động” bằng cách tiết giảm tối đa chi phí. Nhưng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, đến nay các đối tác và nhà cung cấp đã bắt đầu yêu cầu Bamboo Airways có kế hoạch trả nợ.
Pacific Airlines cần vay 5.700 tỷ để phục hồi sản xuất, trong đó cần ngay trong năm 2021 và đầu năm 2022 ít nhất là 2.000 tỷ đồng.
Vietravel đề nghị cho vay 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn. Theo đó, tổng nhu cầu theo đề xuất của các doanh nghiệp ước 30.000 tỷ đồng.
Ngày 28/9/2021, Ngân hàng Nhà nước tổ chức cuộc họp với đại diện của các hãng hàng không, đại diện các tổ chức tín dụng có dư nợ ở ngành này, bàn về việc mở “Gói tín dụng cho hàng không”, khôi phục lại hoạt động của ngành hàng không, đón điểm rơi kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.
Phó Tổng giám đốc BIDV, cho biết thêm dư nợ BIDV đã cấp cho Vietnam Airlines và Bamboo Airway đạt 2.800 tỷ đồng. Thời gian qua, thực hiện chính sách cơ cấu nợ, Vietnam Airlines đã được BIDV cơ cấu lại 12,4 triệu USD và hơn 715 tỷ đồng cho vay ngắn hạn. Từ nay đến cuối năm, dự kiến cơ cấu thêm cho hai hãng là 965 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ BIDV cơ cấu cho doanh nghiệp hàng không là 1.700 tỷ đồng.
Lãnh đạo của VietinBank nêu quan điểm: Mọi người thường so sánh lãi suất tiền gửi với lãi suất cho vay để nói về mức chênh lệch khá cao, nhưng điều này không công bằng cho ngân hàng. Bởi lẽ, lãi suất cho vay tại Vietinbank bao gồm chi phí huy động vốn đầu vào với VND khoảng 3,1%; chi phí thanh khoản 0,14%; chi phí hoạt động tiền gửi 0,76%; chi phí vốn tự có 1,17%; chưa kể chi phí tổn thất dự kiến từ 0,8 – 1,4% tuỳ theo khoản cấp tín dụng. “Như vậy, gần như lợi nhuận của ngân hàng khi cho doanh nghiệp hàng không vay là không có gì”, vị lãnh đạo VietinBank nói.
Cập nhật đến hiện tại, dư nợ ngành hàng không khoảng 24.000 tỷ đồng, chủ yếu được vay với lãi suất ưu đãi 5%. Nếu cộng cả đề xuất cho vay thêm 30.000 tỷ đồng thì dư nợ đội lên mức 50.000 tỷ đồng. Thực ra, con số này so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế là gần 10 triệu tỷ đồng thì vẫn không lớn.
Từ đầu năm 2020 đến nay, do phải giãn cách để chống dịch Covid – 19, ngành hàng không bị tổn thất chưa từng có trong lịch sử. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, số lượng chuyến bay và hành khách giảm 60-70% so với thời điểm trước dịch. Đặc biệt từ cuối tháng 5 đến nay, doanh thu ngành hàng không giảm 80-90%.
Cương Nguyễn
(Tổng Hợp)