Thị trường TP.HCM đang bị đẩy lên một mức giá “đỉnh”, các dự án được cấp phép mới cũng khó khăn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thị trường Hà Nội được khách hàng, nhà đầu tư đánh giá là có pháp lý “sạch” hơn các dự án ở TP.HCM và được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá.
Trên thực tế, dù chưa tạo thành một làn sóng nhưng các chủ đầu tư miền Nam đã ôm tham vọng “Bắc tiến” từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, các đại gia này chưa ghi được nhiều dấu ấn trên thị trường, nhiều chủ đầu tư cũng đã từng phải đắp chiếu dự án nhiều năm mới có thể triển khai, thậm chí tháo chạy khỏi thị trường.
Đánh giá về tiềm năng tăng giá của thị trường, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS), chung cư tại Hà Nội chỉ tăng 0,4-0,5%, nhưng tại TPHCM giá tăng đến 5-7% thậm chí có những khu vực tăng 10%. Giá chung cư hiện nay đã ở mức trần. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư bỏ thị trường Hà Nội để tìm những “vùng đất mới”.
Trong hơn 40 năm phát triển, các tỉnh thành phía Bắc được định hướng quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm. Lấy tâm là thủ đô Hà Nội – “Vùng Thủ Đô” với bán kính 50km là một mạng lưới các tỉnh thành vệ tinh như: Vĩnh Phúc – Thái Nguyên – Bắc Giang – Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên, và kết nối thẳng với cảng biển quốc tế Hải Phòng. Các tỉnh thành này đã ưu tiên phát triển cho mình hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh. Hiện nay hệ thống hơn 800km cao tốc tạo nên một mạng lưới phát triển kinh tế đa trung tâm. Trong đó Hà Nội và Bắc Ninh là “Trung Tâm của Vùng Thủ Đô”. Các tỉnh thành trên luôn có mặt trong bảng xếp hạng TOP đầu về thu hút vốn đầu tư công và FDI, nơi đặt trụ sở của rất nhiều tập đoàn dẫn đầu như SamSung, Microsoft, Canon, Nikon, Maple Tree, … kéo theo chuỗi cung ứng hùng hậu.
Theo chuyên gia Savills Hà Nội, “cuộc đại di cư” của các ông lớn Sài Thành gặp phải nhiều thách thức bởi thị trường BĐS Hà Nội khác hoàn toàn với thị trường phía Nam. Trong đó, thách thức lớn nhất của các nhà đầu tư này là hiểu được tâm lý khách hàng.
Bà Hằng cho biết, BĐS phía Bắc là một thị trường rất nhạy cảm về giá. Các dự án có giá trên 5.000 USD/m2 ở TP HCM có thể bán được nhưng ở Hà Nội là rất khó. Các chủ đầu tư phía Nam sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng và phân bổ nhân sự phát triển dự án tại phía Bắc.
Nền móng đầu tiên của VSIP tại trung tâm của “Vũng Thủ Đô” – Bắc Ninh, được xây dựng cách đây 13 năm. VSIP Bắc Ninh được hình thành theo hướng Đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Đây là bước đi cực kì khôn ngoan, đi trước đón đầu, vừa tận dụng lợi thế địa lý và hạ tầng để phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư FDI, vừa thu hút số lượng lớn kỹ sư, chuyên gia Việt Nam và nước ngoài, vừa giải quyết được nhu cầu an cư phát sinh khi lao động nhập cư ồ ạt. Với tổng quỹ đất gần 2800ha tại Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng, trong đó tổng quỹ đất công nghiệp gần 1550ha, tổng quỹ đất đô thị chiếm 1250ha.
Trên các phương tiện truyền thông đầy ắp thông tin về hàng loạt doanh nghiệp BĐS lớn ở miền Nam ồ ạt rót vốn đầu tư nhiều dự án khủng tại các tỉnh thành lớn ở Phía Bắc như Himlam, Vingroup, Nam Long… Lý giải cho sự xuất hiện của làn sóng này có nhiều yếu tố.