Đầu tư trong nền kinh tế lạm phát nên ưu tiên các tài sản “chống lạm phát” như cổ phiếu năng lượng, hàng hoá cơ sở nhất là vàng và các loại cổ phiếu “chống lạm phát dòng tiền ổn định” như y tế, giáo dục, viễn thông, tiện ích cơ bản, tiêu dùng thiết yếu.
Việt Nam dường như vẫn nằm ngoài vòng xoáy lạm phát cao đang diễn ra trên nhiều nền kinh tế thế giới. Ở nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, lạm phát đã chạm mốc 6,2%, mức tăng cao nhất 30 năm trở lại đây. Giá xăng và năng lượng tăng cao cũng đẩy lạm phát ở các nước Châu Âu tăng cao nhất trong 13 năm.
Với khẩu vị lạm phát lại cần phải chú ý về sản phẩm hàng hoá của công ty đó có tăng giá theo thời gian không hay trượt giá theo lạm phát. Chẳng hạn, như cái tivi trước đây phải mua bằng một lượng vàng nhưng đến nay chỉ 5-10 triệu đồng là mua được. Tức là cái tivi đó bị trượt giá, mất đi giá trị nhiều phần so với hàng hoá khác.
Nền kinh tế Việt Nam thường có độ trễ từ 3-6 tháng so với chuyển biến kinh tế thế giới, do đó tôi cho rằng lạm phát có thể bắt đầu tăng mạnh vào tháng 12/2021 và đầu năm 2022. Còn viễn cảnh siêu lạm phát thì chúng ta cần phải theo dõi sát sao tình hình trên toàn cầu liệu giá cả năng lượng có được giảm bớt hay không và chuỗi cung ứng có được hàn gắn hay không, nếu 2 yếu tố này tiếp tục trở nên nghiêm trọng thì viễn cảnh siêu lạm phát hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, Việt Nam cũng khó mà tránh được ảnh hưởng.
Thế giới mở cửa kinh tế, chuỗi cung ứng hồi phục trở lại mà ta vẫn ngụp lặn đóng cửa, ngăn sông cấm chợ chống dịch và tự mình tách ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu đi một mình với động cơ tăng trưởng cũ thì khả năng chúng ta thành “trái tim bên lề” với tăng trưởng toàn cầu là hiển hiện. Các doanh nghiệp FDI hiện hữu rút khỏi Việt Nam không dễ dàng và không nhanh được. Nhưng điều ấy không nguy hại bằng việc các dòng FDI chất lượng cao trong tương lai bỏ qua Việt Nam. Lệch pha tăng trưởng thì mời họ vào khó hơn nhiều so với đồng pha.
Nếu các nền kinh tế lớn thắt chặt tiền tệ chống lạm phát còn ta vẫn tìm cách nới lỏng để chống suy thoái sẽ rất khó bởi thanh khoản nguồn vốn thấp, thu hút vốn đầu tư không dễ dàng chút nào và chi phí rất lớn. Các doanh nghiệp FDI hiện hữu rút khỏi Việt Nam không dễ dàng và không nhanh được. Nhưng điều ấy không nguy hại bằng việc các dòng FDI chất lượng cao trong tương lai bỏ qua Việt Nam. Lệch pha tăng trưởng thì mời họ vào khó hơn nhiều so với đồng pha.
Lạm phát tăng cao lãi suất tăng, ngân hàng siết dòng tiền thì chắc chắn nhu cầu mua đất đai sẽ giảm. Không cần nhìn đâu xa chỉ cần nhìn lại chu kỳ bất động sản 2012-2013 biết bao anh hào trên thị trường đã phải ra đi, cổ phiếu bất động sản đã rớt giá bao nhiêu thời gian đó. Trên thực tế, ngoài siết tín dụng từ ngân hàng vào bất động sản, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16 siết dòng tiền từ tổ chức tín dụng vào bất động sản qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Giới đấu tư đánh giá đây là “ba lằn ranh đỏ” phiên bản Việt Nam sau những bài học về bất động sản Trung Quốc thời gian vừa qua.
Chắc chắn việc tăng giá các mặt hàng như xăng dầu, than… sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành cao lên, chi phí sản xuất cũng cao lên, khiến giá hàng tiêu dùng trong nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi chúng ta xuất khẩu sang các nước. Nguy cơ lạm phát tăng cao, khẩu vị của nhà đầu tư cũng có nhiều thay đổi. Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều lời hô hào, càng lạm phát càng phải đầu tư cổ phiếu đất. Thực tế cổ phiếu bất động sản đã có sóng tăng mạnh bằng lần trong thời gian rất ngắn vừa qua, một số cổ phiếu tăng bất chấp nhiều doanh nghiệp lỗ, kinh doanh bết bát.
Ngày 29/11, Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo cơ quan thống kê này, tháng 11 CPI bắt đầu tăng 0,32% so với tháng trước, 2,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân phần lớn do giá xăng dầu, gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới, các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.
Nhà đầu tư chứng khoán nhiều khả năng sẽ có xu hướng tìm kiếm sự an toàn ở những cổ phiếu chứa đựng câu chuyện cơ bản như dòng bluechips, dòng vốn hóa trung bình có nền tảng vững chắc, thay vì “lướt sóng” các mã “hàng nóng” như thời gian qua. Ngoài chứng khoán, nhà đầu tư nên giải ngân một phần vào kênh tiết kiệm và trái phiếu để có lợi nhuận ổn định.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)