Theo các chuyên gia trong ngành, các thông tin về quy hoạch, hạ tầng giao thông đã và đang làm tươi sáng thị trường BĐS trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, sức mua. Theo một chuyên gia BĐS trong ngành, sự xuất hiện của các thông tin tốt ở một vài khu vực thời điểm này sẽ khiến thị trường “giật mình”. Thậm chí sẽ thu hút lượng người mua sẵn sàng dồn về khu vực đó.
Sân bay Long Thành, cầu Cát Lái, các cao tốc được khởi công xây dựng, gấp rút thành lập Tp.Thủ Đức… được xem là những gam màu sáng giữa lúc thị trường BĐS “khựng lại”.
thời gian gần đây, các thông tin về động thái triển khai cầu Cát Lái nối Q.2, Tp.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai diễn ra dày đặc hơn giai đoạn trước khiến tâm lý đầu tư đón “cầu” trên thị trường địa ốc cũng rục rịch trở lại. Ghi nhận cho thấy, trước đó, thị trường nơi đây vốn khá sôi động cũng im ắng một thời gian do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Hiện tại, các thông tin về xây dựng cầu Cát Lái được thúc đẩy mạnh hơn, cùng các tuyến đường giao thông nối vào các nhánh của dự án sân bay Long Thành đã thúc đẩy thị trường BĐS nơi đây. Các NĐT sau khoảng thời gian nghe ngóng hiện cũng đã quay trở lại thị trường khu vực này nhiều hơn nhằm đón sóng thông tin về cầu, đường xá.
Những ngày qua, thông tin về các tuyến thành phần của cao tốc Bắc – Nam được khởi công cũng là động lực lớn góp phần vào sự sôi động của thị trường BĐS một số tỉnh thành được hưởng lợi từ dự án cao tốc này. Theo đó, những thông tin về quảng bá dự án vin theo đường cao tốc cũng diễn ra mạnh mẽ hơn ở giai đoạn này, trong bối cảnh thị trường BĐS nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn.
Ghi nhận cho thấy, dòng tiền của NĐT đang có xu hướng hướng mạnh về các thị trường mới nổi cũng là điểm sáng dễ nhận thấy trên thị trường BĐS hiện nay.
Trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung ở tất cả các phân khúc, thị trường BĐS TP.HCM liên tục xác lập mặt bằng giá mới. Thời vận đang về tay các khu vực giáp ranh với quỹ đất rộng với hạ tầng mở đường.
Là động lực không nhỏ cho sự phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng giao thông của Bình Dương với đang được nâng cấp và hoàn thiện với dự án mở rộng Quốc lộ 13 tăng cường kết nối Bình Dương – TP.HCM, dự án xây dựng cầu vượt tại ngã 6 An Phú và ngã tư 550 thuộc kết nối trực tiếp với KCN Sóng Thần (Thủ Đức), đầu tư làm đường Mỹ Phước Tân Vạn nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía Nam,…
Thực tế, thị trường căn hộ tại Bình Dương đã thiết lập mặt bằng mới ở mức 25 – 35 triệu đồng/m². Mức giá được nhận định là phù hợp với đối tượng khách mua ở và đầu tư căn hộ cho chuyên gia nước ngoài thuê.
Mới đây, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội đã kiến nghị cơ quan chức năng xem xét quy hoạch sân bay quốc tế thứ hai của Vùng thủ đô tại huyện Ứng Hòa (phía Nam thành phố) vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo chuyên gia, việc thiếu cẩn trọng trong lựa chọn sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trước mắt là cơn “sốt đất ảo” như khi ở Ba Vì thời gian trước đây.
Nghiên cứu thị trường của CBRE Việt Nam cũng chỉ ra rằng, với phân khúc căn hộ, do nguồn cung ngày càng khan hiếm từ năm 2019, giá sơ cấp ở các phân khúc hiện tại tăng từ 7 – 12% so với năm 2018. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá chào bán trung bình của các phân khúc tăng 5 – 10% so với cùng kỳ năm trước và giữ nguyên mặt bằng giá được thiết lập vào quý IV/2019.
Phân khúc duy nhất ghi nhận mức tăng giá trong giai đoạn COVID-19 là các sản phẩm trung cấp do nhu cầu cao và nguồn cung khan hiếm. Mặt khác, theo CBRE, “cũng cần lưu ý thêm rằng các yếu tố đầu vào của dự án đã tăng lên như chi phí đất, chi phí phát triển dự án…”
Với nhiều lợi thế về tiềm năng du lịch, cơ sở hạ tầng… Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng thu hút các nhà đầu tư BĐS, đặc biệt trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.