Theo các chuyên gia, trong 3 năm này, nếu người Việt chỉ tiết kiệm và đợi tăng thu nhập để mua nhà đất thì giấc mơ sở hữu bất động sản là vô cùng khó khăn.
Chuyên gia cho rằng, hiện nay đa phần chủ đầu tư không có hứng thú làm nhà ở bình dân. Trên cùng một lô đất nếu phát triển dự án từ trung cấp trở lên thương hiệu của chủ đầu tư tốt hơn, lợi nhuận cũng tốt hơn.
Do vậy, các chính sách ưu đãi chủ đầu tư cần quyết liệt hơn, đồng bộ hơn chẳng hạn như ưu đãi về thuế phí, giảm tiền thuế đất, hoặc trợ giúp lãi suất ngân hàng như đã áp dụng với nhà ở xã hội để thu hút chủ đầu tư để họ đảm bảo được về lợi nhuận.
Nhiều chủ đầu tư cho biết để hưởng các ưu đãi của nhà nước khi làm nhà giá rẻ thủ tục mất thời gian nên họ nghĩ tự làm sẽ nhanh hơn, chủ động hơn. Do đó, cần có cơ chế cho mọi thứ diễn ra nhanh hơn chủ đầu tư thoải mái về tư tưởng khi làm nhà giá rẻ.
Bên cạnh đó các chuyên gia cũng kiến nghị việc tháo nút thắt trong vấn đề pháp lý. Rào cản pháp lý, chồng chéo xung đột chinh sách, luật hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến dự án kéo dài. Dự án kéo dài khiến chi phí “đội” lên. Chủ đầu tư không còn cách nào khác cộng vào giá bán.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới – cho rằng: Thị trường nhà ở tại TP.HCM đang định hình một mặt bằng giá mới nguy hiểm cho người mua nhà, nhất là những người khó khăn về nhà ở sẽ rất khó tiếp cận được.
Chuyên gia lo ngại, nếu cứ tiếp tục “đẩy giá” như thế này thì chỉ khoảng nửa năm nữa, TP.HCM sẽ không còn nhà ở phân khúc trung cấp, trong khi phân khúc bình dân cũng “biến mất” trước đó thì thành phố này sẽ chỉ còn nhà ở cho người giàu. Một chuyên gia cho biết, thị trường nhà ở tại TP.HCM đang định hình một mặt bằng giá mới nguy hiểm cho người mua nhà, nhất là những người khó khăn sẽ rất khó tiếp cận được nhà.
“Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết.
Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, giá bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực. Trong đó, giá chung cư ở các đô thị lớn bị đẩy lên ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút bong bóng.
Trong khi phân khúc căn hộ, nhà ở tiếp tục diễn biến theo chiều hướng giảm sút về nguồn cung, đất nền lại có nhiều giao dịch tốt. Tại TP Hồ Chí Minh, do khan hiếm nguồn hàng dự án nên nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền ven đô, tạo ra sự tăng giá mạnh cho đất đai tại một số huyện như Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi… dao động từ 30 – 50 triệu đồng/m2 (tăng từ 10 – 15%). Tương tự ở những khu vực khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Long An… nhu cầu đất nền cũng được duy trì tốt trong thời gian gần đây. “Hiện tượng nhà đầu tư xuất hiện tại những dự án đất nền các huyện ven đô, ngoại thành là do nguồn cung mới sản phẩm tại khu vực trung tâm đô thị khan hiếm, giảm sút mạnh. Đây được xem là sự chuyển dịch khu vực đầu tư trong quý III/2020” – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.
“Quan điểm của người Việt là muốn có “tấc đất cắm dùi” nên không khó hiểu khi đất nền vẫn là một sản phẩm ưa thích và nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Mặc dù thị trường đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dự báo một số phân khúc như BĐS công nghiệp, nhà ở giá rẻ, đất nền, chung cư cao cấp, shophouse có thể sôi động ngay sau khi kinh tế phục hồi. Còn các phân khúc khác như văn phòng, BĐS nghỉ dưỡng có thể phục hồi chậm hơn.” – Chuyên gia tài chính, TS Lê Xuân Nghĩa.
Dự án TP. Thủ Đức tại TP.HCM đã khiến giá nhà đất 3 quận khu Đông nóng bỏng tay. Trong khi đó tại phía Bắc, đề xuất bố trí sân bay thứ 2 của vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa khiến nhiều nhà đầu tư đang mong chờ một diễn biến tương tự.
Nguyên nhân không mới, chỉ có điều mới là cơn sốt sẽ xuất hiện ở đâu, mức độ sốt giá ra sao, liệu có kéo dài không… Gần đây, thị trường nhà đất TP.HCM đang thu hút sự chú ý bởi những biến động có thể đoán trước từ khi có thông tin phê duyệt chủ trương thành lập TP. Thủ Đức. Tương tự, ở miền Bắc, đề xuất xây dựng sân bay thứ 2 của vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội cũng lập tức khiến nhiều người tạm quên đi nghi ngại về một diễn biến ảm đạm như trong đợt dịch bệnh, thay vào đó là hình dung về những cơn sốt đất có thể xảy ra.
Nếu ở miền Nam có dự án thành phố Thủ Đức đang làm chao đảo thị trường thì ở phía Bắc, một dự án cũng đang rất được quan tâm là sân bay thứ 2 của vùng Thủ đô. Mới đây, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã kiến nghị bố trí sân bay này tại huyện Ứng Hòa. Thông tin này gợi nhớ đến rất nhiều cơn sốt đất đã xảy ra trước đó. Chẳng hạn như chỉ mới hồi tháng 3, một tập đoàn bất động sản lớn đã đề xuất được đầu tư 2 dự án khu đô thị có tổng quy mô 500ha tại xã Đồng Trúc, khu công nghệ cao Hoà Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngay sau thông tin này, nhiều nhà đầu tư và cả cò đất thi nhau kéo về đây, tạo nên một cơn sốt đất ảo. Chính quyền địa phương đã nhanh chóng vào cuộc để cảnh báo người dân và các nhà đầu tư.