Từ tháng 10/2021 đến nay, sau khi mở cửa cho đi lại, thì chỉ có nhà phố giữ giá, còn thị trường vùng ven và đất tỉnh đã lập mặt bằng giá mới so với thời điểm quý II/2021. Đợt Covid-19 lần thứ tư đã tạo ra một nghịch lý trên thị trường nhà ở. Trong khi giá nhà liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, thì thanh khoản rất thấp.
Theo nhận định của một số chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, trước tình trạng mất cân đối như hiện nay, hiện là thời điểm phù hợp để định vị lại thị trường bất động sản, đưa thị trường phát triển tương xứng với tầm vóc quốc gia và bắt kịp xu hướng các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore…, bởi nghịch lý giá chào bán bất động sản tăng, nhưng thanh khoản giảm cho thấy lực cầu của thị trường nhà cho thuê đang ở mức rất kém.
Chỉ có giới đầu cơ tự nhau “đạo diễn” giá đất, giá căn hộ để kiếm lời. Điều này gây hệ lụy rất lớn là người mua có nhu cầu thực để ở, đặc biệt người có thu nhập thấp, trung bình, công chức, viên chức nhà nước không tiếp cận được, trong khi bất động sản không bán được, bán chậm dẫn tới tồn kho, bỏ hoang, lãng phí, làm xấu diện mạo đô thị. Theo HOREA, giá đất quá cao thoát ly giá trị thực không phù hợp với “quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu” và không phù hợp với thực tiễn của thị trường bất động sản, lại có thể trở thành “con dao hai lưỡi” vừa thiệt hại cho người tiêu dùng, vừa có thể bất lợi cho chính các chủ đầu tư. Bởi giá quá cao chỉ có ôm hàng.
Những vùng ven như khu vực quận 9 cũ, huyện Hóc Môn, Củ Chi… tăng 10-20%. Chẳng hạn, nền đất 106 m2 tại quận 9 cũ (nay là TP. Thủ Đức) đang được rao bán ở mức 5,5 tỷ đồng, trong khi thời điểm tháng 4/2021 chỉ rao bán ở mức 4,8 tỷ đồng. Tương tự, một lô đất có diện tích 220 m2 tại huyện Củ Chi hiện có giá 3,6 tỷ đồng, tăng 800 triệu đồng so với quý II/2021)…
Chủ đầu tư một dự án bất động sản ở Q.Thủ Đức (cũ) đã tranh thủ lúc có “sóng” mở bán dự án cùng hy vọng sẽ bán được hàng với mức giá cao hơn bình quân khoảng 5 triệu đồng/m2 so với giá dự kiến trước đây. Tuy nhiên, ý định của đơn vị này đã thất bại vì dù đầu tư khá nhiều cho truyền thông, chính sách hoa hồng, thưởng cho nhân viên bán hàng, pháp lý dự án đầy đủ và có vị trí đẹp khi gần chợ Thủ Đức nhưng số lượng đặt chỗ quá bèo bọt.
“Ăn” theo quy hoạch thành phố Thủ Đức, căn nhà mặt tiền đường Lê Lợi, phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức có kết cấu 1 trệt 3 lầu, diện tích 58m2, từ nhiều tháng nay được rao bán với giá 12 tỷ đồng nhưng không ai mua. Sau đó, chủ nhà và cò đất “giảm giá” xuống còn 10,9 tỷ đồng nhưng cũng không bán được và đang cho thuê 20 triệu đồng/tháng. Tương tự nhà mặt tiền đường Phạm Văn Đồng, thành phố Thủ Đức có diện tích 174m2 giảm từ 17 tỷ đồng xuống còn 15 tỷ đồng cũng chưa có người mua. Chung tình cảnh này, dãy nhà trọ (có 6 phòng cho thuê) mặt tiền đường 11, Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức có diện tích 98m2 mặc dù giảm từ 5,2 tỷ đồng xuống còn 4,2 tỷ đồng nhưng cũng chưa bán được.
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam – phân tích, giá đất tăng quá cao như hiện nay khiến cho phần lớn người lao động, người có thu nhập mức trung không thể mua nhà. Giá nhà quá cao, dẫn tới chi phí mặt bằng tăng mạnh, kéo theo các sản phẩm tiêu dùng, ăn uống, dịch vụ đều tăng, vượt khả năng chi trả của người tiêu dùng. Đồng thời, việc giá bất động sản tăng quá cao so với thu nhập và năng suất lao động tại Việt Nam sẽ làm giảm hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, hệ lụy lớn nhất là nhà đầu tư sẽ lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Theo ông Khánh, nguy hại hơn cả là các tài sản định giá quá cao làm tài sản thế chấp có nguy thổi phồng quá mức, dẫn tới ảnh hưởng hệ thống tín dụng, kéo theo hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế đó là phải mất nhiều năm để phục hồi, chưa kể những bất ổn xã hội ngày một lớn.
Thậm chí cò đất tung thông tin “do cuối năm kinh doanh kẹt vốn, cần bá gấp” căn nhà đường Bát Nàn, phường Thạnh Mỹ Lợi (sát bên Đảo Kim Cương), thành phố Thủ Đức có diện tích 100m2 với giá 4,23 tỷ đồng nhưng vẫn chưa ai mua và đang cho thuê 30 triệu đồng/tháng. Biệt thự vườn rộng 245m2 khu vực đường Nguyễn Duy Trinh, phường Long Trường, thành phố Thủ Đức giảm giá bán từ 8 tỷ đồng xuống còn 6,5 tỷ đồng nhưng vẫn chưa có người mua.
2021 là năm đầy thách thức với nền kinh tế TP HCM nói riêng và cả nước nói chung, do tác động nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Mọi hoạt động đều bị đình trệ, dẫn đến đà tăng trưởng suy giảm, thậm chí tăng trưởng âm. Tuy nhiên, ngược chiều với nền kinh tế, giá nhà tại TP HCM năm qua vẫn liên tục đi lên và xác lập mặt bằng giá mới.
Tổng Hợp