Nhìn lại trước thời điểm cơn sốt đất diễn ra ở các địa phương trong tháng 3/2021 thì đến khoảng 30-40% các nhà đầu tư đến từ các nguồn lực khác nhau đổ tiền vào BĐS. Thậm chí, theo một chuyên gia trong ngành có những thời điểm có đến 70% các nhà đầu tư tham gia thị trường BĐS đến từ nhà đầu tư F0.
Dòng tiền của F0 đổ vào thị trường bất động sản gồm tiền thu lợi từ thị trường chứng khoán và dòng kiều hối tại nhiều khu vực trên thế giới do covid nên không có hiệu quả đầu tư đã về Việt Nam đổ vào bất động sản.
Nguồn tiền thực tế vào thị trường bất động sản rất lớn, nguồn hàng lại khan hiếm là nguyên nhân chính giá bất động sản bị đẩy mạnh, tạo các cơn sốt trong tháng 2, tháng 3/2021 vừa qua. Và cũng chính hiện tượng cầu lớn, hàng khan, giá tăng mạnh đã thành cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường không tuân thủ quy định pháp luật. Xẻ thịt, chia lô đất, rừng đồi, ruộng để bán làm náo loạn trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước.
Khi phát hiện nguy hiểm, nhà đầu tư F0 tìm cách cắt lỗ, tháo chạy. Do vậy, thị trường có quá nhiều nhà đầu tư F0 thường không bền vững. Hậu quả, giá bất động sản lên cao, không có lợi cho người tiêu dùng thực sự.Hầu hết họ là nhà đầu tư ngắn hạn khi hết covid sẽ quay về thị trường cũ. Họ muốn sinh lợi cao và nhanh nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên hay đầu tư theo tâm lý đám đông và dễ bị dụ dỗ, mắc bẫy… Cùng với đó, nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam bị thu hẹp hoạt động vì covid nên chuyển vốn vào thị trường bất động sản để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Tiền gửi ngân hàng bị điều chỉnh lãi suất giảm nên rút ra chốt lại chuyển từ chứng khoán vào thị trường bất động sản… Nhà đầu tư F0 thường những quyết định đầu tư theo phong trào, cảm tính, thậm chí “bốc đồng” và đi kèm với mong muốn kiếm tiền nhiều và nhanh. Họ chấp nhận mua cả đất vườn, đất trồng cây lâu năm, BĐS nghỉ dưỡng…ở các thị trường được xem là tiềm năng. Với đất dự án, tính thanh khoản của bất động sản mà nhà đầu tư F0 mua cũng có thể không cao do họ mua ở đỉnh khiến giá bán lại quá cao so với giá trị thực của bất động sản. Cùng với đó, nhiều dự án cũng được chủ đầu tư chia thành nhiều giai đoạn và việc bán lại có thể bị các quy định hạn chế, không thể tiến hành ngay được.
Nhóm nhà đầu tư F0 đổ dồn vào các khu vực tăng trưởng nóng, mua với giá quá cao so với giá trị thực sẽ gặp khó khăn sau cơn sốt, nhất là với những người quyết định vội vàng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, nhóm các nhà đầu tư F0 lựa chọn phân khúc đất nền trong khu đô thị, có hạ tầng hoàn thiện, giá mua được ở mức hợp lý sẽ chỉ chịu rung lắc nhẹ khi cơn sốt hạ nhiệt. Với thị trường này, giá đất vẫn tăng với biên độ nhỏ bất chấp giao dịch giảm. Cơn sốt đất qua đi, không ít nhà đầu tư mới gia nhập thị trường phải bán cắt lỗ tài sản hoặc chấp nhận bỏ cọc. Dự báo thị trường sẽ lại xuất hiện thêm những nhà đầu tư mới, chuyên gia khuyến nghị các F0 cần cân đối dòng tiền, không nên dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ lướt sóng.
Khi phát hiện nguy hiểm, nhà đầu tư F0 tìm cách cắt lỗ, tháo chạy. Do vậy, thị trường có quá nhiều nhà đầu tư F0 thường không bền vững. Hậu quả, giá bất động sản lên cao, không có lợi cho người tiêu dùng thực sự. F0 được xem là những nhà đầu tư mới vào thị trường, ít kiến thức về BĐS nhưng lại rất liều lĩnh. Theo cách các chuyên gia nói, họ là những người có trạng thái “hồ hởi” và mang theo tâm trạng tự tin “chơi đâu thắng đó”.
Nhật Hạ