Số liệu 9 tháng chưa phản ánh đầy đủ tất cả hoạt động của mảng ngân hàng. Cơ sở của nhận định này đến từ 2 lý do chính. Một là độ trễ. Những lĩnh vực khác của kinh tế bị Covid-19 tác động đến khách hàng, rồi sau đó đến ngân hàng.
Hiện nay vấn đề nợ xấu, Nhà nước cho phép cơ cấu lại theo Thông tư 01 giữ nguyên nhóm nên nợ xấu chưa bị tăng lên. Nhưng nhiều khả năng nợ xấu sẽ bị tăng lên. Chắc chắn là hết năm nay, các ngân hàng phải tổ chức đề phòng rủi ro nhiều hơn, đương nhiên lợi nhuận sẽ giảm. Ngân hàng đều giảm mức thu nhập từ 20 – 25%, cho nên phải đến cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, chúng ta mới rõ được kết quả tài chính và lợi nhuận một cách đầy đủ, chính xác.
Trong khi đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 của VIB cho thấy, ngân hàng này đạt 1.668 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 30% so với quý II/2020 và tăng 52% so với quý III/2019. Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu VIB đạt 7.854 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 89,44% mục tiêu cả năm (4.500 tỷ đồng).
Tại Lienvietpost Bank (LPB), đến hết quý III/2020, lợi nhuận lũy kế của ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm 2020. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt hơn 1.740 tỷ đồng, trong khi kế hoạch cả năm là 1.700 tỷ đồng.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 của Công ty Chứng khoán HSC cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và Vietinbank từ đầu năm. Nguyên nhân là do việc tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng. HSC đã đưa ra nhận định: Thời gian này, ngân hàng đang có nguồn vốn dồi dào.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp lại đang loay hoay kiếm tìm nguồn vốn để đầu tư, sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, khi phải xoay xở nhiều hình thức huy động vốn bởi nguồn tín dụng từ ngân hàng khó tiếp cận.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2020 cho thấy, nhiều ngân hàng đã ghi nhận mức lợi nhuận khả quan trong quý và 9 tháng đầu năm. Điển hình như, trong quý III/2020, Ngân hàng quân đội (MB) ghi nhận thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 6,1% so với cùng kỳ, đạt 6.735 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 10%, đạt 3.015 tỷ đồng.
Có lẽ, ngân hàng cần phải đi vào cuộc sống, đồng hành cùng với doanh nghiệp với mức độ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng năm nay cơ bản phải tự dùng nguồn lực của mình để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp với mức hỗ trợ thông qua giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ và giảm phí tổng dự tính là khoảng 30 đến 34 ngàn tỷ đồng. Hiện nay, lãi suất chênh lệch đầu vào đầu ra ngân hàng thấp nhất giảm tương đối nhanh và mạnh ở mức 2,5 – 2,7% là mức thấp so với bình quân khu vực ở khoảng 3%.
Nếu cho vay bất động sản nhà ở để mua nhà, sửa nhà thì trọng số rủi ro rất thấp, chỉ 50%. Nếu như cho vay kinh doanh bất động sản sẽ rủi ro hơn, trọng số rủi ro lên đến 150%, thậm chí có những khoản trọng số rủi ro lên đến 200%.
Như vậy, các phân khúc bất động sản đã được phân định rõ ràng hơn và giúp định hướng dòng tín dụng vào những chỗ hiệu quả hơn, giảm bớt rủi ro. Đó là một cách làm hợp lý mà các nước trên thế giới cũng nên làm như vậy.
Lợi nhuận quý 3 của một số ngân hàng vừa công bố cho thấy tốt hơn kỳ vọng trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ngân hàng đang cho thấy sự “hụt hơi” và đối diện với nợ xấu tăng mạnh.
Cũng vì khó khăn do đại dịch, nên không ít ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng âm trong nửa đầu năm nay đơn cử như Eximbank là -9%, Saigonbank là -2,79%.
Giữa bối cảnh khó khăn chung do tác động của COVID-19 vẫn có thể thấy những điểm sáng lạc quan trong kỳ vọng kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng năm nay.