Không còn là dự án làm hạ tầng xong rồi bán đất, các doanh nghiệp lớn đã dành nhiều tâm huyết để tạo ra các khu đô thị được quy hoạch bài bản tại các địa phương.
Các khu đô thị sẽ được xây dựng nhà ở hoàn thiện, đầu tư tiện ích như nhà trẻ, trung tâm thương mại, công viên, dịch vụ giải trí… Tuy có giá bán cao hơn so với các sản phẩm cũ trước đây, nhưng lại dễ dàng được người mua đón nhận vì tính sử dụng cao và mang phong cách sống mới.
Theo các chuyên gia, sự thay đổi trong đầu tư bất động sản tại các tỉnh thành là tín hiệu rất đáng mừng cho thị trường, đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, đô thị tại các địa phương có dự án. Tại Đà Nẵng, một trong 3 thị trường bất động sản vốn phát triển sôi động nhất cả nước, chỉ đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã ghi nhận rõ rệt sự thay đổi này.
Chiến lược kinh doanh của các chủ đầu tư trong tình hình quỹ đất tại khu trung tâm đô thị ngày càng khan hiếm là chuyển dịch về vùng ven. Với hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, nhu cầu sống rộng rãi, thoáng đãng, khiến cư dân ở đô thị lớn có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm, tác động của dịch bệnh Covid-19 và lo ngại về ô nhiễm môi trường càng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu này.
Đà Nẵng là thành phố có tốc độ phát triển mạnh nhất trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã đổ bộ vào Đà Nẵng, ngay sau khi các đường bay quốc tế mở cửa lại từ tháng 3. Nhu cầu nhà ở tại Đà Nẵng rất lớn. Thế nhưng, theo khảo sát, TP hiện chủ yếu đang phát triển các dự án nghỉ dưỡng, khách sạn, còn các khu đô thị quy mô, đầy đủ tiện ích lại chưa có nhiều. Đây có lẽ là những mảnh ghép còn thiếu với TP năng động này.
Số liệu khảo sát thị trường của CBRE Việt Nam, từ năm 2021, thị trường BĐS chứng kiến làn sóng dịch chuyển dòng tiền mạnh mẽ từ các thị trường khác, 16% số lượng nhà đầu tư trong đó cho biết, họ sẽ rót nhiều vốn hơn vào lĩnh vực BĐS chăm sóc sức khỏe khu vực ven đô thị lớn kể cả khi đại dịch Covid-19 chấm dứt hoàn toàn.
Tuy nhiên, theo đánh giá, những sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, vừa để kinh doanh kiếm lời vẫn đang có nhu cầu tốt trên thị trường. Nhưng để tìm được dự án đáp ứng yêu cầu như vậy không phải chuyện dễ, do tính minh bạch về pháp lý dự án và khả năng tài chính của khách hàng vì sản phẩm tốt giá cao, sản phẩm vừa túi tiền lại thiếu hạ tầng nên rất khó để ở, kinh doanh. Bên cạnh đó, do sự quản lý chưa thực sự chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, thời gian gần đây, những sản phẩm BĐS ven đô chủ yếu phát triển theo hình thức phân lô, bán nền, sản phẩm không đảm bảo pháp lý.
Sự thiếu hụt này của Đà Nẵng xuất phát từ việc nhiều năm qua, thành phố chỉ tập trung phát triển các dịch vụ du lịch – nghỉ dưỡng. Tỷ lệ dòng vốn đầu tư bất động sản vào phân khúc này cũng chiếm tới 80-90% còn việc phát triển các khu đô thị dành cho đối tượng chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao, hoặc giới thu nhập cao gần như bị bỏ ngỏ.
Đa phần các dự án đều phát triển theo cách chủ yếu là bán đất nền. Cách làm này khiến nhiều địa phương thiếu các khu đô thị bài bản đúng nghĩa. Tuy nhiên, điều đáng mừng hiện nay, đã có sự chuyển biến rất mới trong xu hướng đầu tư về các tỉnh, tạo ra sự thay đổi căn bản trong phát triển đô thị và thị trường bất động sản.
Thị trường BĐS đang chịu nhiều tác động trước chủ trương kiểm soát chặt dòng vốn vào lĩnh vực này, cũng như động thái siết phân lô, bán nền ở các địa phương nhưng BĐS vùng ven vẫn có sức hút riêng nhờ sự đi trước về hạ tầng giao thông. Đồng thời khái niệm “đánh bắt xa bờ” trong lĩnh vực BĐS trở nên phổ biến, nơi nào có tiềm năng nơi đó sẽ thu hút dòng vốn đầu tư.
Việc Quốc hội đang xem xét và chấp thuận đầu tư 5 dự án về hạ tầng giao thông quy mô lớn, bao gồm 3 dự án đường cao tốc, 2 dự án đường vành đai tại vùng Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng với giai đoạn tiếp theo của dự án đường Hồ Chí Minh… càng làm tăng sức hút của khu vực lân cận Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tổng Hợp