Theo HoREA, chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người mua căn nhà đầu tiên là chính sách đã được nhiều nước áp dụng nhưng chưa được quy định trong Luật Nhà ở nước ta….
Trong văn bản “Đề nghị không quy định chấm dứt quyền sở hữu khi thông báo phá dỡ nhà chung cư và đề nghị quy định trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đóng góp tài chính để phát triển nhà ở xã hội và góp ý một số điều của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)” vừa gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là nội dung hỗ trợ người mua căn nhà đầu tiên giá dưới 2 tỉ đồng với lãi suất 4,7%/năm.
Do đó, hiệp hội đề nghị xem xét bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi trong 10-20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên là căn hộ có mức giá không quá 2 tỉ đồng.
HoREA đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu cách làm sáng tạo của TP HCM – đã hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi 4,7%/năm trong 20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên. Ngoài ra, hiệp hội cũng đề xuất bổ sung quy định UBND cấp tỉnh “trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn” và xem xét “trích một phần lợi nhuận của hoạt động xổ số kiến thiết” để phát triển nhà ở xã hội.
Theo HoREA, các tỉnh, thành phố đều có các cụm công nghiệp với nhiều xí nghiệp tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, một số địa phương còn có các doanh nghiệp lớn nằm ngoài khu công nghiệp. Điển hình là Công ty Giày Pou Yuen ở quận Bình Tân, TP HCM có diện tích lên đến khoảng 100 ha, tương đương 1 khu công nghiệp với khoảng 100.000 công nhân lao động, đa số là người ngoại tỉnh, phải thuê phòng trọ ở các tỉnh lân cận. Vì vậy, rất cần thiết bổ sung loại hình “nhà lưu trú công nhân phục vụ lưu trú của cụm công nghiệp” và “nhà lưu trú công nhân phục vụ lưu trú của doanh nghiệp có quy mô lớn nằm ngoài khu công nghiệp” vào khoản 8 Điều 3 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo HoREA, trong 17 năm qua, Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM (HOF) đã hỗ trợ khoảng 5,500 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, cán bộ Công đoàn vay vốn ưu đãi để mua nhà ở, với khoản vay những năm đầu chỉ 400 triệu đồng và được điều chỉnh tăng lên qua các năm. Khoản vay 900 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị căn hộ với lãi suất vay ưu đãi 4,7%/năm trong 20 năm.
HoREA cho rằng cách làm trên không quy định mức giá mua căn nhà được hỗ trợ vốn và lãi suất ưu đãi nên có thể bao gồm cả trường hợp mua nhà giá trị cao.
Đây là nhận định của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam tại chương trình “CBRE Market Outlook 2023 – Tổng quan thị trường bất động sản TP. HCM” vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Theo bà Dung, yếu tố đầu tiên sẽ tác động tới thị trường bất động sản chính là chính sách tín dụng.
“Vẫn cần thêm thời gian để xem yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới thị trường. Nhưng theo chúng tôi, đây là một yếu tố rất quan trọng, có thể nói là chủ chốt để đưa thị trường hồi phục nhanh hay chậm”, bà Dung nói và cho biết thêm, chính sách tín dụng ảnh hưởng tới tất cả nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư cá nhân.
Tháng 5/2022, tín dụng bắt đầu thắt chặt, đến tháng 8/2022 thì tín dụng cho bất động sản của ngân hàng càng bị thắt chặt. Thêm vào đó là lãi suất ngân hàng tăng… Đây như là thế “gọng kìm” khi tín dụng bị thắt chặt và lãi suất ngân hàng tăng cao. Việc tiếp cận tín dụng của nhiều doanh nghiệp trở nên vô cùng khó khăn, dù ngân hàng có quy định rõ các điều kiện tiếp cận.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu là cần phải hỗ trợ hết sức cho thị trường bình ổn. Ngày 10/2/2023, các ngân hàng đã thống nhất ngồi lại với nhau và đưa mức huy động về cái mức cao nhất là 9,5 %. Đây là mức lãi suất huy động rất cao trong lịch sử và so với các thị trường lân cận khác, nhưng nếu so với thời kỳ đỉnh điểm (khoảng tầm cuối tháng 12/2022 khi lãi suất khoảng 11%) thì đây vẫn là một tín hiệu tốt.
“Chúng tôi đã mất rất nhiều khách hàng do họ không đi vay ngân hàng để mua nhà được”, bà Dung nói.
Yếu tố thứ hai sẽ tác động tới thị trường đó là khung pháp lý, vấn đề đã được đề cập từ lâu rồi, nhưng vẫn chưa được giải quyết và hiện tại vẫn là một trở ngại rất lớn.
“Một người bạn của tôi là doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở bình dân, nhưng anh ấy phải mất gần 10 năm để hoàn chỉnh bộ hồ sơ pháp lý. Cho tới bây giờ, doanh nghiệp đó đã đi được khoảng 70% quãng đường thủ tục, nhưng vẫn chưa được xây dựng”, bà Dung lấy ví dụ và cho rằng, đây là vấn đề rất lớn cho các chủ đầu tư.
Các cơ quan chức năng cũng đã rất quyết tâm để giải quyết triệt để vấn đề này. Một giải pháp đưa ra mới đây là sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có nhiều quy định sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Các vấn đề chính như thu hồi đất, hạn chế tình trạng đầu cơ đất và định giá đất… đang được thảo luận, tìm kiếm các giải pháp.
Một yếu tố nữa sẽ tác động tới thị trường chính là việc đánh thuế bất động sản, bởi hơn 80% người mua nhà hiện nay là để đầu tư, không phải để ở. Theo đề xuất của thuế bất động sản, có 2 phương án để tính thuế. Đầu tiên là, sẽ thu thuế với sản phẩm nhà/đất không sử dụng, tiếp đến là tăng thuế phí liên quan đến sản phẩm thứ hai.
“Việc thu thuế bất động sản thứ hai không phải là đề xuất mới, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện, nhưng để áp dụng sao cho phù hợp, tránh tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư cũng như sức khỏe của thị trường Việt Nam thì tôi cho rằng, cần phải có thời gian và lộ trình phù hợp”, chuyên gia từ CBRE chia sẻ.
Chia sẻ thêm về triển vọng thị trường trong thời gian tới, đại diện CBRE cho rằng, nguồn cung trong những năm vừa qua rất hạn chế. Dự báo, nguồn cung trong năm 2023 cũng chỉ bằng một nửa so với năm 2022.
Tổng Hợp
(Người Lao Động, Báo Đầu Tư)