Dự thảo Thông tư mới đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến điều chỉnh một loạt hệ số rủi ro của việc cho vay bất động sản từ các công ty tài chính, và cho thuê tài chính.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tại dự thảo thông tư này, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được gọi chung cho nhóm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
Theo dự thảo mới, các công ty tài chính này phải thường xuyên duy trì 6 tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. Bao gồm, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); hạn chế, giới hạn cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và giới hạn góp vốn, mua cổ phần.
Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 9%, và được xác định bằng vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro.
Dự thảo cũng quy định cụ thể hệ số rủi ro với từng loại tài sản có của nhóm công ty này.
Trong đó, nhóm tài sản có hệ số rủi ro 50% gồm các khoản phải đòi được bảo đảm bằng nhà ở (gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay.
Các khoản vay này cũng phải đáp ứng một trong các điều kiện, là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh; cho vay cá nhân mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ; hoặc cho vay cá nhân mua nhà ở với số tiền dưới 1,5 tỷ đồng.
Mỗi khách hàng chỉ được áp dụng hệ số rủi ro này cho 1 khoản vay.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo siết hệ số rủi ro cho vay tiêu dùng trong lĩnh vực bất động sản của các công ty tài chính và cho thuê tài chính. Ảnh: Lê Quân.
Với các khoản phải đòi cá nhân vay phục vụ nhu cầu đời sống từ 4 tỷ trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ là tài sản có hệ số rủi ro 120% (kể từ ngày 1/1/2021 đến hết 31/12/2021) và áp dụng hệ số rủi ro 150% (từ 1/1/2022).
Bên cạnh việc tăng hệ số rủi ro với hoạt động cho vay mua, sửa nhà nói trên, các công ty tài chính và cho thuê tài chính cũng không được rót vốn cho khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp của chính tổ chức đó. Đồng thời duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 90%.
Thông tư mới cũng điều chỉnh giới hạn cấp tín dụng đối với nhóm công ty này nhằm hạn chế rủi ro tập trung vào một khách hàng và người có liên quan; tránh tác động lan truyền rủi ro.
Trong đó, các tổ chức này phải căn cứ vào vốn tự có riêng lẻ để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (đầu tư kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp).
Ngoài ra, các công ty tài chính, cho thuê tài chính cũng không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp là công ty con của chính tổ chức đó.
Trước đó, cơ quan quản lý tiền tệ cũng đã ban hành Thông tư 18/2019 quy định hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính với hướng siết chặt một số chỉ tiêu như, giới hạn tỷ lệ cho vay tiền mặt/tổng dư nợ tín dụng. Áp dụng từ đầu năm 2021 là 70% và giảm dần về mức 30% từ năm 2024.
NHNN cũng cấm các công ty tài chính đòi nợ bằng biện pháp đe dọa khách hàng, không được nhắc nợ quá 5 lần/ngày, và phải thực hiện trong thời gian từ 7h đến 21h hàng ngày…
Thông qua việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera, Gelex dự kiến nắm quyền chi phối hoạt động tại doanh nghiệp này và lấn sân mảng bất động sản khu công nghiệp.
Giá vàng thế giới đã trở lại vùng 1.700 USD/ounce sau đợt bán mạnh của nhà đầu tư vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, giá quy đổi hiện vẫn thấp hơn vàng trong nước khoảng 1 triệu đồng.