Dịch bệnh kéo dài đang tác động đến tâm lý các nhà đầu tư, không ít người có tâm lý “bỏ phố về vườn”, trong khi đó cũng có người vững tâm với sự phục hồi của thị trường bất động sản khu vực trung tâm.
Có thế thấy, COVID-19 đã làm thay đổi giá trị của bất động sản. Nếu trước kia “nhất vị – nhị hướng” thì nay vị trí không còn là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người mua quan tâm nhiều hơn đến không gian sống. Khi dịch bệnh được kiểm soát, lượng người về quê tránh dịch sẽ quay trở lại TP HCM. Kéo theo đó, thị trường bất động sản sẽ vực dậy.
Mức giá tại các khu vực vùng ven vẫn còn rất hấp dẫn và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhờ hệ thống hạ tầng giao thông đang được nâng cấp và ngày càng hoàn thiện. Đây không chỉ là xu hướng mà là sự phát triển tất yếu của các đô thị vùng ven trong thời gian sắp tới.
Bất động sản vùng ven thời gian gần đây đang phát triển là do “nước chảy về chỗ trũng”. Khi mặt bằng giá tại TP HCM quá cao, bắt buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Xu hướng này do chính thị trường tạo ra. Khái niệm trung tâm hiện nay cũng được mở rộng ra phạm vi vùng. Bên canh đó, hạ tầng giao thông kết nối các khu vực lân cận đang ngày càng hoàn thiện,…
Vài năm trước đây, việc tìm mua một khách sạn đang rao bán hay một mảnh đất rộng khoảng 400 – 500 m2 để xây văn phòng, khách sạn tại khu vực trung tâm TP HCM không hề dễ. Nhưng hiện tại, cơ hội đang rất nhiều khi khách sạn rao bán khắp nơi, mặt bằng bỏ trống nhiều.
Nếu dịch bệnh kéo dài, rất có thể những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường và đang chịu áp lực về tài chính sẽ chấp nhận bán tháo, bán cắt lỗ. Nhưng bán ra lúc này tôi nghĩ không khả thi bởi thị trường đang rơi vào trạng thái đứng im, bản thân những người mua, người bán cũng đang rất thận trọng. Còn trong trường hợp đã cân đối được tài chính, nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối năm, nhiều người vẫn sẽ vẫn giữ tài sản của mình. Bởi khi đầu tư, khó khăn của người này đôi khi lại là cơ hội của người khác. Còn với những nhà đầu tư trung và dài hạn, chắc chắn họ đã chuẩn bị kỹ các kế hoạch tài chính. Trong trường hợp phải cân đối lại danh mục, họ sẽ chọn hàng hóa kém ưu thế nhất để bán. Cả kể chấp nhận bán ra bằng với giá mua vào trước đó thì họ vẫn có lãi.
Dịch COVID-19 đã tạo ra những xu hướng mới trên thị trường bất động sản. Sự lây lan của dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài khiến mơ ước về một căn nhà ven đô với không gian sống tràn ngập cây xanh, tách biệt với trung tâm đô thị đông đúc trở nên bức thiết. Những ngày bị giam lỏng trong nhà, hàng triệu người dân Hà Nội và TP.HCM chỉ mơ đến ngày được tự do ra vùng ngoại ô, hít thở chút không khí trong lành, ngắm cây cối xanh tươi.
Cương Nguyễn