Năm 2020, ngành bất động sản du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không có khách quốc tế và khách trong nước hủy hàng loạt kế hoạch đi nghỉ dưỡng, nhưng cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế toàn cầu đã không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức hấp dẫn của phân khúc bất động sản nhà ở tại Việt Nam.
Cuốn theo làn sóng đầu tư về các tỉnh của các doanh nghiệp, giới đầu cơ, môi giới cũng đổ xô đi mua bán, tạo sóng đất, nhất là các vị trí tiếp giáp dự án của các tập đoàn lớn để thổi giá, mua bán trao tay, khiến cho bất động sản tại các tỉnh càng thêm náo nhiệt.
Theo các chuyên gia, việc phát triển mạnh các dự án bất động sản tại các tỉnh là tin tốt cho các địa phương, tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, người dân và các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc tính pháp lý của các dự án, tránh đổ tiền vào các lô đất chưa rõ ràng pháp lý, hoặc bị cuốn vào các cơn sốt ảo do một tay giới đầu cơ thao túng.
Với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bất động sản và tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, ông David Jackson, Tổng Giám Đốc của Colliers Việt Nam chia sẻ quan điểm với ông Châu rằng, bất chấp những thách thức trong năm 2020, bất động sản vẫn sẽ là kênh đầu tư quan trọng và hấp dẫn ở Việt Nam.
Mặc dù dịch COVID-19 khiến cho nhiều dự án căn hộ chậm triển khai, nhưng thị trường phục hồi cực kỳ nhanh chóng khi Chính phủ Việt Nam đã chống dịch rất hiệu quả.
Nhận định về tiềm năng của thị trường trong năm nay, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, thị trường bất động sản đứng trước cơ hội rất lớn. Năm 2021, nhiều ngân hàng sẽ tung ra các chính sách lãi suất cho vay mua nhà hấp dẫn. Các quy định cho vay cũng sẽ được nới lỏng vì nguồn tiền tại các ngân hàng đang dồi dào.
Bất động sản đã từ lâu trở thành xu hướng đầu tư yêu thích của giới nhà giàu thế giới và Việt Nam. Họ coi bất động sản là kênh trú ẩn an toàn, đặc biệt là trong mọi biến cố.
Thậm chí, đất nền tại một số tỉnh thành còn lên cơn sốt, giá bị đẩy lên chóng mặt. Đối với các doanh nghiệp, cũng hình thành cơn sốt săn lùng các dự án có vị trí đẹp, hứa hẹn giao dịch tốt tại các tỉnh.
Các doanh nghiệp cho biết, 2 – 3 năm trở lại đây, việc đầu tư tại các tỉnh rất thuận lợi. Bởi vậy, ngay từ đầu năm, lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản đều bận rộn tỏa về các tỉnh, để tìm kiếm dự án mới.
Các địa phương có kinh tế phát triển tốt, nhiều khu công nghiệp, hoặc có lợi thế về du lịch được quan tâm hơn cả.
Báo cáo Thịnh vượng năm 2021 của Nhà tư vấn bất động sản Knight Frank nhận định, dù số người có tài sản ròng trên 30 triệu USD và người có tài sản trên 1 triệu USD ở Việt Nam có giảm nhẹ trong năm 2020, nhưng số thành viên của “câu lạc bộ” siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh bậc nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.
Nhiều nhà đầu tư đã có xu hướng đổ tiền vào lĩnh vực khác khi nguồn cung sụt giảm và thị trường biến động. Nhưng nhiều ngành nghề khác chịu thiệt hại do dịch bệnh, nên giới đầu tư buộc phải quay lại với bất động sản khi không biết “gửi” tiền vào đâu.
Trên thực tế, phân khúc nhà ở cao cấp có thể chiếm đến tỷ lệ khoảng 70%, chiếm thế áp đảo trên thị trường BĐS năm 2020. Phân khúc nhà ở trung cấp chiếm khoảng trên dưới 25% tổng số nhà ở. Đáng quan ngại là phân khúc nhà ở bình dân chỉ có 163 căn nhà, chỉ chiếm 1% trong tổng số nhà ở được huy động vốn năm 2020.
Đây là chỉ dấu cho thấy rõ sự “lệch pha” sản phẩm trên thị trường BĐS, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp. Việc rất thiếu sản phẩm nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, dẫn đến sự phát triển của thị trường BĐS thiếu tính ổn định, bền vững.
Giới đầu tư tin rằng họ sẽ có lợi nhuận cao khi dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn. Hơn nữa, nhà đầu tư trong và ngoài nước đang rất tự tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Nhật Hạ
( Tổng Hợp)