Tình hình hiện tại tuy vẫn tồn đọng những khó khăn, nhưng thị trường bất động sản khác trước rất nhiều. Với giả định rằng những mục tiêu về kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được ít nhất như năm 2020, lãi suất tiền gửi và lãi suất huy động như năm 2020.
Mục tiêu về kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được ít nhất như năm 2020, lãi suất tiền gửi và lãi suất huy động như năm 2020, biên độ tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 30%, tỷ giá hối đoái và tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát tốt.
Do vậy, bức tranh xấu nhất của thị trường nhà ở trong năm 2021 là giá cả sẽ bằng năm 2020, ngoài ra giá chỉ có thể tăng nếu không xảy ra những biến cố khác.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài, cùng với các ngành kinh tế trọng điểm khác như thương mại dịch vụ, vận tải, du lịch hàng không, đầu tư bất động sản cũng là lĩnh vực được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Trong phân khúc đầu tư nhà ở, khảo sát gần đây cho thấy biến động kinh tế phức tạp khiến chi tiêu của đa số người dân thận trọng hơn trước, vì thế nhu cầu mua bất động sản vừa túi tiền như căn hộ hạng C đang chiếm ưu thế.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết: “Tỷ lệ tiêu thụ căn hộ hạng C cao đến 93% tại TP.HCM trong năm 2020 và được dự đoán là vẫn giữ ở mức cao trong năm 2021 có thể được lý giải ngoài việc ưu đãi tài chính, một phần còn do các chủ đầu tư đã tạo ra được sự khác biệt trong các dựa án.
Bên cạnh đó, nguồn cung nhà liền thổ cũng đang khá hạn chế, trong khi giá trị căn hộ hạng C hợp lý và chất lượng phát triển dự án của phân khúc này ngày càng được cải thiện với định hướng tạo môi trường sống cho cộng đồng với nhiều tiện ích nội khu”.
Nghiên cứu cũng cho thấy, nguồn cung của căn hộ hạng C trong năm 2021 được chào bán trong thị trường sẽ ít hơn so với các năm trước do chi phí đất đai ngày càng tăng dẫn đến việc kém hấp hẫn với chủ đầu tư. Tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, nguồn cung cho phân khúc này được dự đoán lần lượt là 50% và 15% trên tổng nguồn cung dự kiến mở bán trong năm 2021.
Bà Trang cũng cho rằng, thời gian tới, phân khúc căn hộ hạng C sẽ hoạt động tốt bởi tình hình kinh tế tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động nền kinh tế toàn cầu; lãi suất có xu hướng giảm; lượng hàng tồn kho thấp và nguồn cung mới còn hạn chế; và chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh kích cầu với nhiều ưu đãi
Năm 2021 thật sự là một cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân xem xét lại hoạt động kinh doanh, cân nhắc thêm. Nếu họ sử dụng đòn bẩy kinh tế thì liệu có còn khả năng chi trả cho đến lúc thị trường tốt như kỳ vọng để bán hay không? Và nếu như họ không vượt qua được những khó khăn về tài chính thì sẽ ra sao.
Đối với những người có năng lực tài chính dồi dào thì họ có thể lướt sóng còn không thì cho thuê, vì đó là tài sản của họ. Nhưng nếu đang phải dùng đòn bẩy quá lớn thì nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Con số vĩ mô và chính sách thực thi
Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố bởi quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng với Trung Quốc và Myanmar, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD).
thị trường bất động sản 2021 cũng có nhiều “điểm sáng” nhờ Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Đó là: Nghị định số 25 quy định giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường; Nghị định số 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền; Thông tư 21 của Bộ Xây dựng quy định diện tích tối thiểu căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25m2 bắt đầu có hiệu lực; Nghị quyết 164 tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản.
Đặc biệt là nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, “thổi làn gió mới” vào thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản nhận định, kinh tế đang tăng trưởng ở mức tốt, lực cầu vẫn mạnh, giá có thể kiểm soát được. Một số địa phương có thị trường bất động sản bị ngưng trệ thời gian qua như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Quốc… cũng đang sôi động trở lại.
Với những yếu tố tích cực hỗ trợ như trên, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sức bật lớn trong năm 2021. Đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp, với làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp FDI tới Việt Nam.
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch COVID-19, nhưng với những nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, năm 2020 kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.