Bức tranh tài chính ảm đạm của Apax Holdings năm vừa qua là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – dòng tiền không chỉ được ví là “dòng máu” giúp duy trì hoạt động, mà còn là chỉ số phản ánh chính xác nhất chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn của doanh nghiệp cũng cho thấy những điểm đáng lưu tâm. Thời gian qua, mặc dù nợ phải trả nhìn chung không tăng quá mạnh so với đầu kỳ, tuy nhiên thực chất doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức đáng lo ngại. Trong khi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác giảm nhanh, ngoài nợ thuế tăng lên gấp đôi (gần 120 tỷ đồng) thì tổng nợ vay của Apax Holdings cũng tăng phi mã, từ 636 tỷ đồng lên 1.082 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn.
Dồn toàn bộ tâm huyết vào việc xây dựng sự nghiệp kinh doanh mà tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giáo dục, nhưng thực tế, có những thời điểm, Shark Thủy và “con cưng” vẫn ôm lỗ lũy kế cả trăm tỷ đồng, chứng khoán Apax Holdings bị liệt vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, do thuộc diện cảnh báo.
Không chỉ chiếm gần một nửa nợ phải trả, nợ vay cũng đang lấn áp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, với chi phí lãi vay vốn dĩ đang ở mức khá cao, nhiều khả năng tình cảnh lãi vay bào mòn lợi nhuận sẽ còn tiếp diễn tại Apax Holdings và tồn tại rủi ro đẩy doanh nghiệp vào cảnh nợ nần trong dài hạn nếu như không có sự biến chuyển mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh.
Đi sâu vào cơ cấu doanh thu tài chính kể trên, chiếm tỷ trọng nhiều nhất đến từ khoản lãi đột biến 57 tỷ đồng do bán lại các khoản đầu tư, tức tăng gần 3 lần cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phát sinh khoản lãi đặt cọc cho chính ông Nguyễn Ngọc Thủy, với 45,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là số 0 tròn trĩnh. Mặc dù không thuyết minh chi tiết, tuy nhiên trong một diễn biến liên quan, theo thỏa thuận chuyển nhượng ngày 2/1/2020, Apax Holdings đã chuyển cho shark Thủy gần 165 tỷ đồng là tiền đặt cọc và lãi đặt cọc mua cổ phần Công ty Anh Ngữ Apax.
Một số ý kiến cho rằng, những khoản lãi dự thu là khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lời. Trên cơ sở đó, phần lãi dự thu từ ông Thủy không thể được hạch toán như một kết quả kinh doanh thực sự tại thời điểm lập báo cáo, mà chỉ được hạch toán vào tài sản phải thu khác của doanh nghiệp…
Trước đó, em ruột của bà Vũ Cẩm La Hương (thành viên HĐQT) vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu. Theo thị giá, với gần 18.240 cổ phiếu, người em này sẽ thu về khoảng 437 triệu đồng. Tiếp theo, Mẹ chồng và bố chồng bà Hường cũng đăng ký bán toàn bộ 32.400 cổ phiếu Apax Holdings, với mục đích lấy tiền chữa bệnh. Theo thị giá 24.000 đồng hiện nay, các giao dịch này mang về 777,6 triệu đồng. Ông Quách Mạnh Hào, thành viên HĐQT của Apax Holdings, bán 450.000 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch khoảng 9,5 tỉ đồng. Ông này cũng đăng ký bán thêm 550.000 đồng cổ phiếu của công ty, thời gian giao dịch dự kiến kéo dài đến ngày 3-4, ước tính nhận thêm hơn 13 tỉ đồng. Hoàn tất hai giao dịch trên, ông Hào còn giữ 110.000 cổ phiếu của doanh nghiệp này.
Kết thúc năm 2020, dòng tiền kinh doanh của Apax Holdings đã đảo chiều từ dương 538 tỷ đồng qua âm 571 tỷ đồng. Việc “dòng máu” nuôi dưỡng hoạt động của doanh nghiệp thiếu hụt, cũng giải thích phần nào động thái bán mạnh các khoản đầu tư và sự tụt giảm của khối tiền nhàn rỗi (từ 530 tỷ đồng còn 203,3 tỷ đồng) năm vừa qua. Nguyên nhân chính của sự hao hụt dòng tiền là do Apax Holdings đẩy mạnh các khoản phải thu ngắn hạn với cường độ khá cao. Ở khoản phải thu ngắn hạn khác, hạng mục này đã tăng gấp 6 lần cùng kỳ lên gần 874 tỷ đồng. Đóng góp nhiều nhất là khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ (738,7 tỷ đồng), tuy nhiên không có thuyết minh đầy đủ.
Có thể tóm lược lại hoạt động kinh doanh của Apax Holdings năm vừa qua vẫn còn kém sắc và nếu như không có nguồn thu tài chính vượt trội hơn so với năm 2019, doanh nghiệp của chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Thủy (shark Thủy) đã đứng bên bờ mấp mé thua lỗ với khoản lợi nhuận ước lượng chỉ hơn 2 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc Apax Holdings chưa thể vá được khoản lỗ lũy kế hơn 124 tỷ đồng mà năm trước để lại.
Kết thúc năm 2020, tổng nợ phải trả của Apax Holdings là 2.245 tỷ đồng, tăng 13,7%, gấp đôi vốn chủ sở hữu. Trong đó, riêng vay nợ tài chính đã lên đến 1.081 tỷ đồng, tăng 70% so với con số đầu năm.
Chủ nợ lớn của IBC như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân cho vay 681 tỷ đồng, còn lại là các ngân hàng khác như Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered 18,2 tỷ.
Kiên Cương