Tổng giá trị đáo hạn năm 2023 ước tính ở mức 350.000 tỷ, tương đương gần bằng 1/4 dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng năm 2022 (giả định tăng trưởng tính dụng năm 2022 là 14%). Áp lực đáo hạn trái phiếu tăng mạnh trong năm 2023-2024…
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến thời điểm 21/10, đã có 142.458 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, chiếm khoảng 11,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối 2021. Điều này đã làm giảm dư nợ đáo hạn năm 2023 và 2024 ước tính lần lượt còn lại ở mức 350.000 và 370.000 tỷ đồng.
Tổng giá trị đáo hạn năm 2023 ước tính ở mức 350.000 tỷ, tương đương gần bằng 1/4 dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng năm 2022 (giả định tăng trưởng tính dụng năm 2022 là 14%).
Báo cáo về thị trường trái phiếu gần đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết việc các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu giai đoạn 2019-2021 làm gia tăng áp lực đáo hạn vào năm 2022-2026.
Bên cạnh đó, thị trường TPDN bị ảnh hưởng nặng sau sự kiện Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Tuy nhiên, nguyên nhân chính đến từ việc phát hành bùng nổ thời gian qua nhưng quá trình phát hành, tài sản đảm bảo, phương thức phân phối tồn tại nhiều vấn đề, sai phạm.
Tâm lý nhà đầu tư hiện rất thận trọng với trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong khi lượng trái phiếu đáo hạn giai đoạn từ cuối năm 2022 đến 2024 là rất lớn.
Rủi ro đặc biệt đối với ngành bất động sản khi phần lớn dư nợ trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản trong khi thị trường bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn giữa bối cảnh lãi suất tăng cao, rủi ro suy giảm kinh tế hay tình hình bắt bớ thời gian qua.
Rủi ro cao hơn, theo KBSV đánh giá, sẽ gia tăng trong năm 2023 đối với các doanh nghiệp không cơ cấu lại được nợ khi dòng tiền hiện tại chủ yếu đã được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đã phải bắt đầu hạ giá bán hay bán lại chính các dự án của mình để đáp ứng như cầu thanh toán nợ.
Các nhà hoạch định chính sách cũng đang lên phương án hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm xử lí rủi ro trên.
Liên quan đến các loại trái phiếu, hiện nay có các loại trái phiếu chưa đến hạn và đến hạn, vậy việc xử lý trái phiếu có tách riêng các loại đến hạn và các loại còn dài hạn hay không.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện nay là không phát triển được thị trường thứ cấp, mua đi bán lại các loại trái phiếu. Hơn nữa, trái phiếu hiện có mức độ rủi ro quá cao do thị trường trái phiếu đang không thực sự hoạt động đúng theo tính chất của nó.
Đưa ra giải pháp trước mắt, chuyên gia cho rằng cần có biện pháp áp dụng đối với các nhà phát hành TPDN. Còn phía các NHTM chỉ là các kênh phân phối, trong khi đó việc bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán TPDN còn chưa cụ thể, minh bạch. Do vậy, cần xử lý từ nhà phát hành TPDN chứ không nên từ hệ thống phân phối.
“Trong trung và dài hạn, cần thiết lập lại thị trường TPDN, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường,” ông Ánh cho biết thêm.
Tổng Hợp