Khả năng năm nay một số ngân hàng vẫn có kết quả kinh doanh khả quan do ứng dụng mạnh hoạt động chuyển đổi số, ký kết được những hợp đồng bảo hiểm, hay các đối tác chiến lược mua lại cổ phần… thì khả năng vẫn có mức thưởng tốt, hoặc tương đương với năm trước do phải “để dành” nếu kịch bản năm sau kém khả quan.
Với ngành chứng khoán, thanh khoản sụt giảm, thị trường giảm sốc, liên tục vào kéo dài hơn nửa năm dẫn đến doanh thu của các công ty chứng khoán cũng giảm. Chưa kể nhà đầu tư cũng hạn chế đầu tư, hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến các thu nhập của các doanh nghiệp chứng khoán cũng giảm.
Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều khi việc phát hành trái phiếu – một dịch vụ mang lại thu nhập cho công ty chứng khoán (tư vấn, phát hành trái phiếu…) lại gặp lình xình do một số công ty vi phạm.
Với ngành chứng khoán, năm 2021 là năm “bội thu” của ngành này. Cụ thể, trong top 10 công ty dẫn đầu thị phần môi giới trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) đều đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục kể từ khi thành lập. Trong đó, có 5 công ty chứng khoán đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 100%, cá biệt FPTS và KIS lên đến 240%.
Không chỉ các DN nằm trong top 10, các công ty chứng khoán quy mô trung bình và nhỏ cũng tăng trưởng lợi nhuận kỷ lục, chẳng hạn: Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) tăng trưởng lợi nhuận 87%; Chứng khoán ACB tăng 210%, Rồng Việt tăng 178%, BSC tăng 170%, TPS tăng 162%…
Cũng chính bởi sự tăng trưởng lợi nhuận tốt, mùa Tết 2022, loạt công ty chứng khoán đều có mức thưởng Tết cực kỳ hấp dẫn với mức thưởng ít nhất từ 3-12 tháng lương, có doanh nghiệp thưởng Tết dương và Tết Âm lịch tổng cộng 13 tháng lương.
Thậm chí, Công ty Chứng khoán Rồng Việt sau một năm kinh doanh hiệu quả, có nhân viên được thưởng cao nhất lên tới 20 – 26 tháng lương.