Không chỉ nhà đầu tư, những thách thức của thị trường cũng đang đẩy doanh nghiệp bất động sản vào thế khó khi dòng vốn từ ngân hàng co hẹp, lãi suất tăng cao.
Bởi lẽ, thị trường vẫn phải giảm nữa, vì chỉ khi các nhà đầu tư quen với hưởng lãi lớn lúc thị trường “sốt nóng” biết chấp nhận lỗ lúc thị trường hạ nhiệt, để tiền nhà và đất vừa túi tiền của người mua thì thị trường mới về đúng giá trị thật.
Theo ông Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc thị trường nhà ở CBRE Việt Nam cũng đưa ra dự báo, xu hướng giảm giá, chiết khấu của các nhà đầu tư trong giai đoạn thị trường khát vốn được dự báo sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm. Còn thanh khoản năm 2023 vẫn sẽ khó khăn khi chính sách tiền tệ, lạm phát và diễn biến kinh tế thế giới phức tạp.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển thì nhận định, đầu tư bất động sản vẫn là ngành hấp dẫn, nhưng cần phải tập trung vào các loại bất động sản có nhu cầu ở và kinh doanh thật sự. Đây cũng là hướng đi cho các công ty bất động sản trong giai đoạn tiếp theo.
Trong khi đó, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận định, thời điểm hiện tại, giá chưa phải “đáy” dù đã có giảm. Và nếu thị trường có hỗ trợ sớm thì đến cuối Quý I/2023 thị trường mới bắt đầu phục hồi, nhưng việc này hiện không khả quan.
Đáng chú ý, ông Quang đưa ra khuyến nghị, 3 nguyên tắc khi xuống tiền với nhà đầu tư thời điểm hiện tại: Thứ nhất là đầu tư các loại bất động sản có pháp lý hoàn chỉnh, tính thanh khoản cao, vị trí gần trung tâm, hoặc kết nối thông thoáng về khu trung tâm; Thứ hai, chọn sản phẩm mà mình có kinh nghiệm đầu tư để dễ dàng mặc cả, mua vào giá tốt; Thứ ba, phải săn các sản phẩm của dự án có chính sách giảm giá nhiều bằng chiết khấu kỹ thuật.
Thậm chí, sau thời gian dài chịu tác động từ nhiều trở ngại, cộng với thanh khoản gần như “bốc hơi”, nhiều doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư buộc phải cắt lỗ.
Do đó, thị trường ngày càng xuất hiện doanh nghiệp địa ốc tung ra chiết khấu tới 40-50% giá sản phẩm, thậm chí có mức ưu đãi “khủng” nếu khách hàng thanh toán ngay.
Hàng tồn kho nhiều, thị trường ảm đạm dẫn đến nhiều rủi ro khiến các doanh nghiệp bất động sản phải tính đến phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TPHCM đều có xu hướng gia tăng.
Việc các doanh nghiệp bất động sản liên tục giảm giá, đi kèm nhiều chính sách chiết khấu khủng là bởi thanh khoản thị trường rất kém. Thậm chí, Tập đoàn T. đã hoàn chỉnh pháp lý, đủ điều kiện mở bán dự án ở trung tâm quận 1 vẫn không mở bán vì lo ngại thị trường không hấp thụ được sản phẩm. Trên thực tế, thị trường bất động sản sau giai đoạn tăng nóng đã bắt đầu lộ ra những bất cập và rủi ro đáng ngại, áp lực đến từ chất lượng tín dụng và hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Lượng hàng tồn kho từ các doanh nghiệp bất động sản thời gian gần đây tăng lên cũng một phần do còn vướng mắc các thủ tục pháp lý khiến một số dự án chưa thể triển khai để bán. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng nói rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý chồng chéo kéo dài. Do đó, cơ quan chức năng cần sự xem xét, điều chỉnh một cách toàn diện và mạnh mẽ các quy định về pháp lý dự án hiệu quả hơn, đặc biệt là các sửa đổi liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đất đai giúp khơi thông nguồn lực đầu tư cho các dự án, giải quyết bài toán cung cầu thị trường và giúp thị trường phát triển một cách bền vững.
Nhiều nhà đầu tư đang kiệt sức vì “gồng lãi” ngân hàng do sử dụng đòn bẩy tài chính. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng xu hướng giảm giá, chiết khấu sản phẩm vẫn tiếp diễn thời gian tới.
Tổng Hợp