Ngày 27/4, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM triển khai ý kiến của Thủ tướng về phát triển thị trường BĐS ổn định, lành mạnh. Sẽ hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM yêu cầu các tổ chức tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chuyển tiền thu được từ BĐS ra nước ngoài. Đồng thời thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân. Hạn chế tín dụng cho đầu tư BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ BĐS.
Tín dụng BĐS chiếm khoảng 18-20% tổng dư nợ nền kinh tế, tương đương 2 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng cho vay với lĩnh vực này cũng dần hạ nhiệt, từ mức trên 26% năm 2018, giảm còn 12% năm 2021.
Cơ quan quản lý yêu cầu các tổ chức tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài. Đồng thời thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tế về nhà ở của người dân. Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.
Trên thực tế các ngân hàng đã hạn chế tín dụng vào bất động sản hơn một tháng qua. Vừa qua một ngân hàng cổ phần trong nhóm Big 4 mới đây cũng bất ngờ tạm ngưng giải ngân các khoản tín dụng bất động sản dù đã được phê duyệt hồ sơ để rà soát toàn hệ thống.
Trước đó, Sacombank đã có văn bản yêu cầu giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch triển khai, điều hành hoạt động cho vay tại đơn vị với nhiều nội dung. Cụ thể, Sacombank sẽ tập trung cấp tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như xuất khẩu, dịch vụ, logistic…
Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, Sacombank sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng mới kể từ ngày 23/3 đến hết ngày 30/6/2022. Quy định này không áp dụng đối với cán bộ nhân viên và người thân mua, xây, sửa BĐS để ở. Tổng giám đốc Sacombank cho biết, mỗi ngân hàng có một chiến lược cho vay riêng. Hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng cho vay BĐS đối với khách hàng cá nhân tại Sacombank cũng nhiều rồi nên trong giai đoạn này, ngân hàng không muốn cho vay lĩnh vực này nữa.
Tổng Hợp