Vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014. Trong đó, có thể kể đến điển hình là sản phẩm bất động sản du lịch chưa có định danh rõ ràng.
Ông Trần Xuân Lượng, Tiến sĩ chuyên ngành BĐS – Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, chúng ta nên thừa nhận loại hình BĐS mới này, vì nó đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, nên Chúng ta cần bổ sung nó vào trong Luật Nhà ở và các Luật khác có liên quan để quản lý. Cần bổ sung ngay từ khâu quy hoạch, quy định rõ về chỉ tiêu quy hoạch, loại hình này dựa trên chỉ tiêu kinh tế xã hội nào?.
Trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai cũng cần quy định rõ khái niệm về các loại hình mới này, cũng như cần quy định phạm vi, thời hạn và quyền hạn rõ ràng.
“Luật cần quy định rõ đây là loại hình để đầu tư, làm du lịch, hay lưỡng dụng “Second home” có thời hạn bao lâu?, sau 50 năm khấu hao, bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, thu ngân sách, hay chỗ nào thì được cấp lâu dài như nhà ở. Trên thực tế hiện nay đa số loại hình này không được xây trên đất ở. Bởi, đã là đất ở phải có quy hoạch để ở dân sinh, hạ tầng, điện đường trường trạm phục vụ cho việc để ở. Còn đây là đất kinh doanh thương mại, dịch vụ”, ông Lượng phân tích.
Theo ông Lượng, người dân đang bị “đánh tráo khái niệm”, bởi không có chuyện sửa đổi luật để hợp lý hóa “sổ đỏ” lâu dài cho loại hình BĐS mới này, nếu nó được xây trên đất thương mại dịch vụ…
“Như vậy, người dân đang mơ hồ giữa sửa luật là để hợp thức, để cấp “sổ đỏ” lâu dài như nhà ở là hoàn toàn không có. Sửa luật ở đây là để bổ sung loại hình BĐS mới này vào trong luật. Để tránh hiện tượng chủ đầu tư lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật, trong khi đó người dân hiểu rõ được bản chất của loại hình BĐS này để đầu tư. Tránh tình trạng “mập mờ” như hiện nay gây thiệt thòi cho người dân, nhà đầu tư”, Tiến sĩ Trần Xuân Lượng lưu ý.
Để giải quyết vướng mắc cho loại hình căn hộ “đất ở không hình thành đơn vị ở”, ông Lượng cho rằng, chủ đầu tư và người dân nên hiểu rõ vấn đề và thực trạng hiện nay. Vì vậy, chủ đầu tư và khách hàng đã đầu tư loại hình này nên ngồi lại với nhau, cả hai đều phải có thiện chí để tìm giải pháp phù hợp, tôn trọng hợp đồng và các thỏa thuận, đồng thời linh hoạt coi nó nhưng là một BĐS đầu tư du lịch, một dạng vốn góp, cổ phần…và cũng không nên cứng nhắc, vì Nhà nước cũng không thể cấp “sổ đỏ” lâu dài như nhà ở được. Chỉ có thể là có “sổ đỏ” nhưng phải theo mục đích sử dụng đất và thời hạn trong giấy phép đầu tư.
Tại thời điểm ban hành Luật Đất đai 2014, lúc đó BĐS du lịch chưa phát triển, cho đến năm 2016 khi bất động sản du lịch phát triển thì các địa phương lúng túng. Do đó, nhiều địa phương đã “đánh tráo khái niệm” thành “đất ở không hình thành đơn vị ở” .Do đó, ông Tuyến cho rằng, trong lần sửa đổi luật sắp tới, trong Luật Kinh doanh BĐS cần định danh được BĐS du lịch với các tiêu chí rõ ràng và bổ sung thêm các quy hoạch để đón nhận những sản phẩm mới trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề pháp lý những loại hình BĐS mới như Condotel, Officetel, Shophouse, trả lời chất vấn trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho hay, thời gian tới, khi sửa đổi luật Đất đai sẽ xem xét làm rõ các tiêu chí về đất ở, đất thương mại dịch vụ, cùng một ô đất sẽ cùng tồn tại đất ở và đất thương mại dịch vụ để có cơ sở xác định rõ ràng hơn.
“Nhưng nếu là đất thương mại dịch vụ thì cấp quyền sử dụng chỉ 50 năm thôi, hết dự án là thu hồi. Còn trong thời gian thực hiện dự án, vẫn cấp sổ hồng để phát huy tối ưu giá trị tài sản. Nếu đất ở là cấp quyền lâu dài, địa phương nào làm sai địa phương đó phải làm lại”, Bộ trưởng Bộ TN&MT khẳng định.
Tổng Hợp