Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn phân khúc chung cư để bán đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư.
Có tới 61% cho rằng những quy định xử phạt môi giới bất động sản sẽ khiến thị trường tốt lên, 22,1% cho rằng điều này không ảnh hưởng đến thị trường và 16,9% cho rằng sẽ gây tác động tiêu cực cho thị trường.
Mức độ quan tâm toàn thị trường của tháng 2/2022 đã tăng 23% so với tháng 1/2022. Trong đó, nổi bật là sự quan tâm ở phân khúc chung cư để bán (23%), bán đất (17%), đất nền dự án (15%).
Một số địa phương thu hút sự quan tâm nổi bật của nhà đầu tư, có thể kể đến như: Lâm Đồng (41%), Khánh Hòa (35%), Đà Nẵng (32%) Đồng Nai (25%)…
Hai thị trường chủ lực là Hà Nội và TP.HCM cũng cho thấy sự đồng pha khi mức độ quan tâm đều tăng, lần lượt ở các mức 22% và 29%. Tại Hà Nội, các phân khúc chính đều tăng, như: chung cư để bán (23%), nhà riêng (13%), bán đất (8%). Tại TP.HCM, các phân khúc này cũng tăng lần lượt ở các mức: 22%, 17%, 19%. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành bất động sản, theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tháng 2/2022 toàn thị trường có 1.463 doanh nghiệp thành lập mới, 749 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Từ ngày 1/3/2022, Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản bắt đầu có hiệu lực với nội dung quan trọng là: Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 40 – 250 triệu đồng, cùng với các hình phạt bổ sung khác.
so với tháng 1/2022, mức độ quan tâm tới bất động sản tính đến giữa tháng 2/2022 tăng 9%, trong đó nhiều địa phương ghi nhận mức độ quan tâm tăng mạnh như Khánh Hòa (30%), Long An (31%), Quảng Nam (41%), Hưng Yên (107%)…
Còn theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1/2022, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng 61,2% (967 doanh nghiệp), quay lại hoạt động tăng 304% (610 doanh nghiệp).
Thị trường bất động sản cũng cho thấy mức độ bắt nhịp mạnh mẽ ngay những ngày đầu năm mới 2022. Cụ thể, đầu tháng 1, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025 với tổng chi phí 146.990 tỷ đồng, có thể kể tên những dự án lớn như cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh dài 115km (20.900 tỷ đồng), cầu Rạch Miễu 2 vượt sông Tiền, nối Tiền Giang với Bến Tre dài 17,6 km (5.200 tỷ đồng), mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài gần 55 km (13.000 tỷ đồng), cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài 53,7 km (19.610 tỷ đồng), cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài hơn 200 km (23.570 tỷ đồng)…
Việc phê duyệt quy hoạch các đô thị cũng liên tục được đưa ra. Chẳng hạn, ở khu vực phía Bắc, tỉnh Bắc Giang công bố dự án Khu đô thị du lịch văn hóa và dịch vụ thương mại rộng 148 ha ở huyện Việt Yên, Khu đô thị sân golf núi Nham Biền rộng hơn 601 ha ở xã Đồng Sơn (TP. Bắc Giang) và xã Tân Liễu, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng…
Tại miền Trung, Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị Núi Long với tổng diện tích khoảng 17.942 m2 để bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, đồng thời nâng chỉ tiêu dân số dự án lên 3.900 người (tăng hơn 1.100 người so với trước), Khu đô thị số 10 rộng 590 ha ở khu Kinh tế Nghi Sơn; Nghệ An công bố dự án Khu đô thị phía Tây Nam TP. Vinh rộng 490 ha ở huyện Hưng Nguyên; Hà Tĩnh công bố Khu đô thị du lịch sinh thái Thiên Cầm rộng hơn 184 ha ở thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên…
Ở khu vực phía Nam, Phú Yên quy hoạch đô thị thị xã Sông Cầu là đơn vị hành chính cấp thành phố; Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển đô thị trung tâm dọc theo trục Quốc lộ 51; Sóc Trăng khởi công tuyến đường trục Đông Tây Sóc Trăng, trị giá 2.000 tỷ đồng; Cà Mau phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Năm Căn đến năm 2030.
Tổng Hợp