Không thể phủ nhận, bên cạnh yếu tố về đại dịch thì chính sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông cũng là đòn bẩy lớn để thúc đẩy nhu cầu “bỏ phổ về vườn”. Sống gần gũi thiên nhiên đến xu hướng đầu tư bất động sản nhà vườn rộ lên những năm gần đây.
Nếu như trước kia, chỉ có những người đã nghỉ hưu, muốn tìm kiếm một vùng quê yên bình để tận hưởng khoảng thời gian điền viên, rời xa thành phố tránh khói bụi thì hiện nay, nhiều bạn trẻ lại có xu hướng muốn bỏ phố để tìm về với những miền quê hay những vùng đất yên bình để sinh sống, làm vườn, kinh doanh Homestay, Farmstay… Không thể phủ nhận, giới nhà giàu đô thị có thú vui vào mỗi dịp cuối tuần rời bỏ thành phố náo nhiệt về trang trại cùng trồng rau, câu cá vui thú điền viên. Thời gian gần đây trào lưu săn đất nông nghiệp làm nhà vườn nóng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hơn nữa, hạ tầng giao thông kết nối với các tỉnh lân cận Tp.HCM hay Hà Nội đang dần được nâng cấp, mở rộng nên nhiều nhà đầu tư đã chuyển dòng tiền nhàn rỗi sang mua đất nông nghiệp làm nhà vườn vừa để làm nơi nghỉ ngơi thư giãn, vừa chờ đất lên giá.
Trong đó tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc hay cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến các khu vực đã và đang khiến nhu cầu tìm hiểu mua BĐS vườn tại khu vực Lâm Đồng trở nên rõ nét. Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện các thủ tục, khởi công cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc hơn 16.200 tỷ trong tháng 10/2022.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh ngân sách địa phương còn hạn hẹp nhưng rất chủ động, chung tay, góp sức cùng Trung ương triển khai đầu tư đường cao tốc tại địa phương, sớm hoàn thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất và được Thủ tướng giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương với tổng chiều dài 140km.
Ghi nhận cho thấy, dọc tuyến cao tốc này, thời gian gần đây xuất hiện một số dự án BĐS vườn thu hút dòng tiền người mua. Chẳng hạn như mô hình làng vườn Mountain Village tại huyện Đạ Tẻh gần nút cao tốc Tân Phú -Bảo Lộc. Đây là mô hình được học tập phát triển có nguồn gốc từ Thái Lan và Bali. Mô hình được phát triển theo hướng cung cấp cho người sở hữu nhà vườn ở đây kết hợp giữa trồng cây sầu riêng Musang King vốn có hiệu suất cao với làm du lịch nông nghiệp khám phá trải nghiệm leo đồi, lội suối, câu cá. Theo đơn vị phát triển và quản lý mô hình này, làng vườn còn mở ra một lối đi sáng tạo của mô hình nông nghiệp du lịch, qua đó giúp tạo ra nhiều công việc làm cho người dân địa phương và phủ xanh đồi trọc thay thế cho những cây trồng có hiệu quả kinh tế như điều, cây tràm bằng các vườn sầu riêng hiệu suất cao. Qua đó, kích cầu cho du lịch địa phương phát triển, cũng như tạo nên hiệu quả kinh tế về nông nghiệp, dịch vụ cho địa phương.
Thực tế, xu hướng “bỏ phố về vườn” đã xuất hiện từ hơn 5 năm nay, với việc phát triển mạnh mẽ của hai thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội đi kèm với sự quá tải về hạ tầng, kẹt xe, ô nhiễm, ngập nước, thì có một phần nhỏ các cư dân của hai thành phố này chuyển đến các vùng ven như Đồng Nai, Long An, thậm chí lên các vùng cao như Lâm Đồng, Hoà Bình, Sơn La… để tận hưởng chất lượng không khí sống tốt hơn, gần gũi với thiên nhiên.
Với người Sài Gòn, tìm về vùng cao như Lâm Đồng, Đắc Lắc… để mua BĐS vườn đã trở thành một trào lưu ngay khi đợt dịch đầu tiên vào cuối năm 2019 xuất hiện. Những năm qua, trào lưu này trở thành một xu hướng không chỉ với những người có điều kiện mà các bạn trẻ tuổi từ 25-30 cũng nhắm đến dòng sản phẩm này, để tránh cuộc sống xô bồ nơi phố thị. Quan sát các nhóm cộng đồng bỏ phố về vườn có khá nhiều bạn trẻ về quê trồng trà, trồng sầu riêng nuôi cá…
Năm 2021, sau đại dịch Covid-19 lần 4 xảy ra, xu hướng sở hữu nhà vườn đã thực sự bùng nổ, nhất là sau thời điểm Tp.HCM và một số tỉnh phía Nam bị phong tỏa ở nhà 5-6 tháng, rất nhiều người từ Tp.HCM lên Lâm Đồng để tránh dịch. Trong đó, không ít đã tậu nhà vườn hoặc mua đất diện tích rộng có cả vườn cây hoa quả để có chốn đi về. BĐS tránh dịch vì thế cũng trở nên “ăn khách”, hút dòng tiền của nhà đầu tư.
Khi các tuyến cao tốc hình thành, việc di chuyển từ Tp.HCM đến Lâm Đồng chỉ còn khoảng gần 2 tiếng đồng hồ. Đây là khoảng cách lý tưởng để thị trường BĐS khu vực này tiếp tục phát triển trong tương lai. Ở phân khúc nhà vườn được phát triển quy mô, bài bản đang tạo dấu ấn cho thị trường BĐS vùng núi này. Đây cũng chính là dòng sản phẩm dần thay thế các khu phân lô bán nền phá nát quy hoạch.
Tổng Hợp